1. Sách Phật Học Vấn Đáp
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép
Download .doc: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.doc
Download .pdf: Phat-Hoc-Van-Dap-HT-Tinh-Khong-Nhom-Hoa-Tang-Ghi.pdf
2. Học Phật Vấn Đáp 2004
Tác Giả: Pháp Sư Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông
Thời gian: 30-7-2004
THẬP NHẤT DIỆN THẦN CHÚ TÂM KINH
Hán dịch: Đời Đường
Tam Tạng Pháp Sư HUYỀN TRANG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
* * *
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavam) ngự tại Đạo Trường Trúc Ý ở Thất La Phiệt cùng với Chúng Đại Bật Sô gồm 2500 người và vô lượng số Bồ Tát Ma Ha Tát do Từ Thị Bồ Tát Maitra Bodhisatva) làm Thượng Thủ đến dự. Lại có vô lượng Bật Sô (Bhiksu), Bật Sô Ni (Bhiksunì), Ô Ba Sách Ca (Upàsaka), Ô Ba Tư Ca (Upàsìka) với các hàng Trời (Deva), Rồng (Nàga), Dược Xoa (Yaksa), Kiền Đạt Phộc (Gandharva), A Tố Lạc (Asura), Yết Lộ Trà (Garuda), Khẩn Nại Lạc (Kinnara), Mạc Hô Lạc Già (Mahoraga), Cưu Bạn Trà (Kumbhandha), Tỳ Xá Già (Pi’sàca), người (Manusya), Phi Nhân (Amanusya)… đại chúng vây quanh cung kính tôn trọng tán thán để rồi nói Pháp.
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “Khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cọi rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
Nếu như bạn không tin bất kỳ một ai cũng đều có thể dạy dỗ trở thành người tốt thì xin mời hãy xem tiết mục sau đây:
Diễn đàn Thẩm Dương
Đồng học Hồ Bân đã bị mười ba ngôi trường đuổi học
Kính chào các vị lãnh đạo, kính chào các vị trưởng bối, cùng các vị khách quý, buổi chiều tốt lành! Thật là vui khi một lần nữa được trở lại Thẩm Dương, được chia sẻ với mọi người về việc tôi cảm nhận và thể hội được từ việc học tập văn hóa truyền thống. Vị thầy sáng nay đã giới thiệu sơ lược qua về khóa trình của tôi, mọi người cũng đã biết. Tôi tên là Hồ Bân, đến từ Thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Năm nay tôi hai mươi hai tuổi. Tôi đã từng bị mười ba ngôi trường đuổi học, nhưng công việc của tôi hiện nay lại là làm nghĩa công toàn thời gian. Mỗi lần tôi chia sẻ báo cáo như vậy thì đều có rất nhiều trưởng bối, thầy cô, bạn học đều cảm thấy giật mình kinh ngạc, nghĩ không thông nổi vì sao từng là một người học trò như vậy mà nay lại làm một nghĩa công. Thật sự thì nói ra tôi cũng cảm thấy rất kỳ diệu, nhưng mà cũng rất đơn giản, đó chính là vì quyển sách “Đệ Tử Quy” này. Một quyển sách nhỏ như vậy, 1.008 chữ, 360 câu. Tôi không biết các vị ngồi đây trước giờ đã từng học qua “Đệ Tử Quy” hay chưa, có hiểu về “Đệ Tử Quy” hay không. Bản thân tôi trước khi học “Đệ Tử Quy” không có ai dạy tôi cả, thầy cô cũng chưa từng dạy cho tôi, tôi cũng không biết, tôi chưa từng nghe qua. “Tam Tự Kinh” thì thỉnh thoảng có nghe người xung quanh nhắc đến, “Đệ Tử Quy” thì trước giờ chưa nghe qua. Trước khi tôi được học tập “Đệ Tử Quy” và văn hóa truyền thống thì “Đệ Tử Quy” và văn hóa truyền thống trong tâm trí tôi chỉ là những thứ bỏ đi, lạc hậu và mê tín. Trong mắt tôi, trong giá trị quan của tôi có cách nghĩ như vậy. Thầy cô cũng nói thế hệ chúng tôi, những người sinh sau những năm 1980-1990 này chỉ biết nghe những dòng nhạc hiện đại rồi lớn lên. Chúng tôi đều là những người sinh sau những năm 1980, cho nên bị ảnh hưởng bởi giá trị quan của Phương Tây và suy nghĩ của tôi cũng là giá trị quan của Phương Tây, bao gồm cả việc đi học cũng vậy.
Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.