Chùa Đậu (hay chùa Vua, chùa Bà) tên chữ Thành Đạo tự, thờ Bà Đậu tức nữ thần Pháp Vũ nên còn có tên Pháp Vũ tự. Chùa nằm ở làng Đậu tức thôn Gia Phúc, nay thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Theo "Sách đồng", chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo. Tấm bia dựng năm 1639 (niên hiệu Dương Hoà thứ 5, đời vua Lê Thần Tông) cho biết ngôi chùa này được tôn tạo dưới triều nhà Lý.
Ngoài ra trong chùa còn nhiều viên gạch to thời nhà Mạc và một số bia có niên hiệu Sùng Khang (1566 - 1577). Cũng theo văn bia, chùa được trùng tu lớn vào năm 1635 (Dương Hoà thứ 1). Sử sách ghi lại ngày xưa chùa Đậu được phong tặng là "Đệ nhất đại danh lam" và chỉ dành cho các bậc vua chúa đến đây lễ bái, cầu an, dân không được vào, vì vậy còn có tên chùa Vua.
Chùa Đậu hiện nay vẫn giữ được 6 bia đá khắc từ thế kỷ 16-18. Tấm bia “Pháp Vũ tự tạo lệ bi” cho biết nhà sư trụ trì Đạo Tâm từng giữ chức Tăng lục ty Tăng thống, một vị trí cao trong giới Phật giáo lúc bấy giờ. Trong chùa còn treo hai tấm biển gỗ sơn son thếp vàng, khắc bài thơ chữ Nôm của chúa Trịnh Căn (1682-1709) và chúa Trịnh Cương (1709-1729). Lại có đôi rồng đá và chiếc khánh đồng đúc năm 1774 với bài minh soạn bởi danh sĩ đời vua Lê Hiển Tông là Phan Trọng Phiên.
Tượng nhục thânThi hài của hai thiền sư là một hiện vật lịch sử quý hiếm, ở nhiều bảo tàng trên thế giới không thấy có loại hình tượng trên. Vì vậy, tạm đặt tên là phương pháp Thiền táng hay Tượng táng tức là làm thành tượng để táng.
VIETKINGS - kyluc.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn