Chùa có tên chữ là Pháp Vũ Tự và Thành Ðạo Tự ở làng Gia Phúc huyện Thường Tín, tỉnh Hà-Ðông. Chùa thờ nữ thần Pháp Vũ (một vị trong Tứ Pháp) tục gọi là Bà Ðậu nên chùa thường được gọi là chùa Ðậu.
Chùa Đậu, một di sản quý
Với những báu vật, những điều bí ẩn
(Vietkings) - Thành Đạo Tự hay Pháp Vũ Tự (tên chữ của chùa Đậu) được khởi dựng từ thế kỷ thứ 3, xây cất lớn vào đời Lý, trùng tu vào đời Lê (thế kỷ 16 - 17) theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ hai pho tượng nhục thân của hai vị Thiền sư Đạo Chân (thế danh Vũ Khắc Minh và Đạo Tâm (thế danh Vũ Khắc Trường, thay nhau trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17).
Theo tích xưa, vì chùa thờ nữ thần Pháp Vũ (bà Đậu) nên được nhân dân gọi là chùa Đậu. Theo nhiều văn bia lịch sử ghi lại, chùa Đậu được xây dựng từ triều nhà Lý. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Đậu vẫn giữ được những nét cổ xưa vốn có.
Chùa Đậu không chỉ là một trong những dấu tích đầu tiên thờ Pháp Vũ, mà còn là nơi có 2 Nhục thân Bồ tát của hai vị Thiền sư tu hành đắc đạo Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh. Đây là trường hợp hiếm gặp trong chặng đường tu tập Phật giáo của các bậc Thiền sư trong nước và trên thế giới.
LTS: Trải qua hàng trăm năm với bao biến động dâu bể, làm thế nào mà nhục thân các thiền sư vẫn còn lại đến ngày nay?
Trong chùa còn có pho tượng cổ thứ hai: Thiền sư Vũ Khắc Trường - người trụ trì chùa Đậu kế tục ngay sau Vũ Khắc Minh, không có tài liệu nào nói đây là “chú, cháu” như một số báo đã đưa tin. Năm 1893, chùa bị lụt, tượng Vũ Khắc Trường nằm ở vị trí thấp hơn nên bị nước tràn vào và bị hỏng. Các cụ trong làng đã làm lại một pho tượng khác bằng sơn ta có cốt dựng bằng tre và gỗ rồi xếp xương vào bên trong.
Bí mật lớn nhất đó là, nội tạng, da thịt của thiền sư không bị thối rữa, mà vón lại thành cục, hoặc khô quắt lại, dù không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào.
Kỳ 1: Hai thiền sư bất hoại ở chùa Đậu
Tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào?
Mới đây, PGS.TS, nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường đã công bố công trình nghiên cứu để đời của ông với tiêu đề: “Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư”. Công trình này đã gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng.
Chùa còn có tên là chùa Pháp Vũ hay chùa Đậu, tọa lạc ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Chùa cách trung tâm Hà Nội 23 km về hướng Nam.Theo truyền thuyết, chùa Thành Đạo có từ thời Bắc thuộc, nhưng các di vật còn lại hiện nay cho biết chùa được khởi dựng từ thời Lý, được trùng tu vào thế kỷ XVI, XVII. Năm 1635, đời Vua Lê Thần Tông, cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đã làm hội chủ hưng công trùng kiến quy mô ngôi chùa. Tam quan chùa là một gác chuông hai tầng tám mái, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1801, thời Tây Sơn.
Lại nói về chuyện hư hỏng của hai tượng táng, PGS.TS Nguyễn Lân Cường được Sở Văn hóa -Thông tin tỉnh Hà Tây cũ mời tham gia xây dựng dự án tu bổ, bảo quản.
Bài viết này nhằm giới thiệu loại hình mai táng đặc biệt, một di sản văn hóa độc đáo của người Việt từ góc độ người tham gia công tác bảo quản 3 pho tượng táng các Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, Như Trí ở chùa Đậu và chùa Tiêu Sơn.