Chùa Đậu - 'Đệ nhất danh lam' và những pho tượng táng

Thứ ba - 01/06/2021 13:21 - Đã xem: 263
Theo tích xưa, vì chùa thờ nữ thần Pháp Vũ (bà Đậu) nên được nhân dân gọi là chùa Đậu. Theo nhiều văn bia lịch sử ghi lại, chùa Đậu được xây dựng từ triều nhà Lý. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Đậu vẫn giữ được những nét cổ xưa vốn có.
Chùa Đậu - 'Đệ nhất danh lam' và những pho tượng táng

Kiến trúc chùa Đậu gợi nhớ các vương triều

Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi theo quốc lộ 1 khoảng 24 - 25 km, đến thị trấn Thường Tín, rẽ phải theo con đường chạy giữa cánh đồng khoảng vài cây số là đến chùa Đậu. Không có cảnh hương khói nghi ngút như ở các ngôi chùa khác, chùa Đậu hết sức vắng vẻ vào ngày thường.

Tam quan chùa trước là một gác chuông tuyệt đẹp, hai tầng tám mái cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá tinh xảo.

Tương truyền, vị trí chùa Đậu trước đây có dáng hình tựa một bông hoa sen đang tỏa sáng. Người xưa cho rằng, hoa sen là nơi đất Phật vì thế họ đã lập chùa tại đây và đặt tên là Thành Đạo Tự, đồng thời rước Đại Thánh Pháp Vũ Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự. 

Chùa Đậu được nhiều người biết đến bởi vẻ trầm mặc, uy nghi của một ngôi chùa cổ. Từ xa xưa, đã từng có nhiều vua, chúa lui tới lễ bái, cầu cho quốc thái dân an…

Cổng tam quan chùa Đậu trước khi được tu bổ lại.

Cổng tam quan chùa Đậu trước khi được tu bổ lại.

Chùa Đậu, là một quần thể kiến trúc đặc biệt ngôi chùa mang nhiều những nét nghệ thuật của các vương triều theo dòng thời gian của lịch sử dân tộc, đã đánh dấu một bước phát triển của tín ngưỡng văn hóa dân gian, đồng thời đây được coi là 1 kiến trúc lớn còn giữ được nhiều dấu vết nghệ thuật của nhiều giai đoạn lịch sử (Lý - Trần – Lê - Nguyễn). 

Ngôi chùa được xây dựng với một quy mô tổng thể rất lớn, kết cấu theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Nghĩa là trong khuôn viên chùa, các công trình kiến trúc thờ tiền Phật, hậu thánh, được bố cục giống như hình chữ công, xung quanh được quây kín bởi các cụm kiến trúc khác tạo thành hình chữ “国” (quốc) theo mẫu chữ hán. Tổng thể khuôn viên chùa Đậu bao gồm: Tam quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ...

Sau Tam quan là 1 sân rộng, 2 bên sân dựng nhà (tả vu, hữu vu). Chính giữa sân là một đường lát, nó khác biệt với hai bên tạo nên một đường dũng đạo dẫn từ Tam quan vào đến Tiền đường.

Sau Tam quan là 1 sân rộng, 2 bên sân dựng nhà (tả vu, hữu vu). Chính giữa sân là một đường lát, nó khác biệt với hai bên tạo nên một đường dũng đạo dẫn từ Tam quan vào đến Tiền đường.

Đôi rồng đá ở thềm bậc Tiền Đường.

Đôi rồng đá ở thềm bậc Tiền Đường.

Tiền đường là một tòa nhà mang kiến trúc nghệ thuật của giữa thế kỷ XVII (thời Lê). Kết cấu vì nóc và cốn đều theo kiểu chồng rường, trên bốn hàng chân là các đề tài được chạm trổ rất tinh tế tỉ mỉ, nét chạm điêu luyện dứt khoát.

Tiền đường là một tòa nhà mang kiến trúc nghệ thuật của giữa thế kỷ XVII (thời Lê). Kết cấu vì nóc và cốn đều theo kiểu chồng rường, trên bốn hàng chân là các đề tài được chạm trổ rất tinh tế tỉ mỉ, nét chạm điêu luyện dứt khoát.

Ngoài những giá trị kiến trúc, chùa Đậu còn bảo lưu được nhiều di vật quý như: 2 con chồn đá ở thềm Tam Quan có niên hiệu thời Trần, đôi rồng đá ở thềm bậc Tiền Đường, đến nay đã có hơn 500 năm tuổi; các phù điêu trạm hình tiên nữ đầu người, mình chim, những chàng trai cưỡi rồng đánh hổ, các loại gạch đất nung có hoa văn thời Mạc, thời Lê, hai bộ sách đồng…

'Đệ nhất danh lam' và những pho tượng táng

Bên cạnh việc lưu giữ nhiều tài liệu quý, chùa Đậu còn nổi tiếng và thu hút sự quan tâm của du khách bởi là nơi lưu giữ nhục thân xá lợi của 2 vị Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.

Theo thông tin được PGS.TS Nguyễn Lân Cường, người phát hiện ra toàn thân xá lợi của hai vị Thiền sư trong một lần đến kiểm tra và tu bổ chùa Đậu đưa ra, nhục thân xá lợi của hai vị Thiền sư này có niên đại gần 400 năm và đây là một hình thức thiền táng. Sau khi hai vị Thiền sư viên tịch đi vào cõi Niết Bàn và để lại toàn thân xá lợi, đến nay, cho dù thế giới đã có những bước phát triển vượt trội về Khoa học kỹ thuật, song vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời vì sao da thịt các vị Thiền sư lại không bị thối rữa. Trong khi đó, họ không sử dụng bất kỳ một chất nào để ướp xác. Điều này không chỉ là những hiện tượng bí ẩn đối với các nhà khoa học trong nước, mà còn đối với cả các nhà khoa học trên thế giới.

Nhục thân xá lợi Thiền sư Vũ Khắc Minh được bảo quản trong tủ kính.

Nhục thân xá lợi Thiền sư Vũ Khắc Minh được bảo quản trong tủ kính.

Nhục thân xá lợi Thiền sư Vũ Khắc Trường sau khi được tu bổ và được bảo quản trong tủ kính.

Nhục thân xá lợi Thiền sư Vũ Khắc Trường sau khi được tu bổ và được bảo quản trong tủ kính.

Về huyền tích gắn với hai Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, Thiền sư Vũ Khắc Minh còn có tên khác là “Sư rau” (bởi lẽ thường ngày chỉ ăn rau để tu luyện) hoặc còn gọi là “Sư thiêu” (vì nhà sư đã chất lửa xung quanh mình trước khi tịch để niệm Phật) Thiền sư đã dặn lại các đệ tử rằng: ta vào am tu luyện, sau 3 tháng 10 ngày các con mở cửa am ra, nếu thấy mùi thơm thì bả sơn vào xác, còn nếu thấy mùi hôi thì đem đi chôn, đúng như lời thầy dặn 100 ngày sau các đệ tử mở cửa ra thì thấy thân xác ngài vẫn tỏa ra mùi thơm, nghe lời thầy dặn các đệ tử liền bả sơn vào thân xác ngài dựng am thờ phụng.

Khoảng 10 năm sau, khi biết số mệnh mình đã hết, thiền sư Vũ Khắc Trường cũng vào am gõ mõ, tụng kinh rồi hóa một cách lạ lùng như vậy. Ngày nay, câu chuyện về hai vị thiền sư chùa Đậu đến cõi Niết Bàn trong tư thế ngồi thiền và bất tử trong điều kiện bình thường thì bất kỳ ai ở làng Giang Phúc, xã Nguyễn Trãi, cũng như các vị sư thầy tu tại chùa Đậu đều rõ và kể lại một cách rành rọt. Bởi thế, nhục thân xá lợi của hai vị Thiền sư để lại được coi như quốc bảo thiêng liêng và nhận được sự cung kính như đức Phật sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây