[Lão Pháp Sư Tịnh Không]: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[TẬP 69]: Học Phật Là Học Trí Huệ.
không phải học mê hoặc. Trong Phật pháp nói rất rõ ràng, đặc biệt là pháp Đại Thừa, pháp vô định pháp. Chúng ta đọc cái này thật sự hiểu rõ. Quý vị xem đoạn thứ hai nói: “Pháp vô định tánh, tâm hiện thức biến, tùng duyên nhi sanh, ná hữu định pháp?”. Mục tiêu tu hành, điều này chẳng thể không biết. Mục tiêu là gì? Ở nơi đề Kinh này nói rất rõ ràng. “Thanh tịnh bình đẳng giác” là mục tiêu. Trì luật rất tốt, hình như mỗi điều luật đều trì rất tốt không có sai phạm, nhưng tâm không thanh tịnh, Như vậy có lợi ích chăng? Vô dụng. Trì luật thanh tịnh tôi thấy nhiều người trì luật rất nghiêm, nhưng cống cao ngã mạn, coi thường người khác. Vì cho rằng, họ giới luật thanh tịnh, còn người khác đều không trì giới, đều không như họ. Tâm khởi cống cao ngã mạn là sai.
Giới luật trên hình thức, trên sự tướng nói nhân giới sanh định. Mục đích trì giới là gì? Mục đích trì giới là được định. Nếu cống cao ngã mạn thì không được định, vì tâm không thanh tịnh. Vì sao tu định? Tu định là khai trí huệ. Định sanh huệ. Trí huệ chưa khai thì định đó uổng công tu. Trì giới không đắc định, giới này không có hiệu quả. Nên nhất định phải biết, Ta tu như vậy mục đích ở đâu? Trì giới tâm được thanh tịnh, tâm thanh tịnh chính là định. Tâm thanh tịnh ở ngay trên đề Kinh, là vì được bình đẳng tâm. Bình đẳng so với thanh tịnh càng khó. Được bình đẳng tâm là có thể khai trí tuệ, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.
Quí vị xem trong Kinh có ba tiêu chuẩn tu hành. Thanh tịnh tâm là A La Hán, Bích Chi Phật. Bình đẳng tâm là Bồ Tát. Giác là Chư Phật Như Lai. Nguyên tắc tổng quát, cương lĩnh tổng quát là buông bỏ, không buông bỏ không được. Tu hành thì bất luận tu pháp môn nào, tu có giỏi đến đâu, chỉ cần có một chút ngạo mạn là xong. Vì sao? Nếu như vậy trong tu hành họ chỉ có phiền não, không phải là Tam Muội. Tam Muội là thanh tịnh tâm. Họ không phải Tam Muội cũng không phải Trí tuệ, mà sanh phiền não, còn tự cho rằng mình rất cao, cao hơn người một bậc, người khác không được như mình. Tâm ngạo mạn sanh khởi, như vậy là sai.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Ngày 26 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: : Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục - Hồng Kông
Chuyển ngữ: Tử Hà
Giảo chánh: Bình Minh
Ý kiến bạn đọc