TẬP 075, Mục Tiêu Học Phật Ở Đâu, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, lần thứ 11, 2010

admin

3 năm trước

954 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo
[Lão Pháp Sư Tịnh Không]: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[TẬP 75]: Mục Tiêu Học Phật Ở Đâu?

Là giác ngộ. Có thể giác ngộ không? Có. Vì sao? Vì ta vốn là giác ngộ. Ta vì sao mà mê? Vì lục căn của ta ở trong lục trần, mắt thấy sắc tai nghe âm thanh và khởi phân biệt chấp trước thì sẽ mê. Điều này khi chúng ta xem trong Đại Thừa Kinh sẽ thấy rất nhiều.

Buông bỏ chấp trước, đối với tất cả pháp trong thế xuất thế gian không còn chấp trước, đến ý niêm chấp trước cũng không có, được rồi, quý vị  đã giác ngộ. Đem chướng ngại buông bỏ thì ta đã giác ngộ. Giác ngộ là tự mình có, như Mã Minh Bồ Tát nói trong Khởi Tín Luận: “bổn giác bổn hữu, bất giác bổn vô”. Ta đem bất giác buông xả, thì bổn giác sẽ hiện tiền. Khi đó cài gì hiện tiền? Chánh Giác hiện tiền. Đối với tất cả đều không chấp trước nữa. Chấp trước làm chướng ngại Chánh Giác. Chỉ cần đem chấp trước buông bỏ, không còn chấp trước thì Chánh Giác hiện tiền, mọi người sẽ gọi là A La Hán.

A La Hán là một  học vị, ở trong nhà Phật là địa vị thấp nhất Tiểu Thừa. Học vị này ta đã nắm  được. Và nâng cao lên nữa, không những không chấp trước, đến cả phân biệt cũng không còn, với ý niệm phân biệt trong thế xuất thế gian đều không còn, đây gọi là Bồ Tát , ta đã giác ngộ. Giác ngộ này cao hơn cả A La Hán  là Chánh Đẳng Chánh Giác. Và càng lên cao nữa, là không khởi tâm, không động niệm. Đến khởi tâm động niệm đều không có. Đây là đại định, là tự tánh bổn định, thật sự đã hoàn nguyên. Trong Đại Thừa giáo nói, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, bây giờ gọi danh hiệu là Phật đà. Giác ngộ của ta gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trong tự tánh ta vốn có, không phải bên ngoài vào. Chướng ngại dọn sạch thì hồi phục, gọi là minh tâm kiến tánh. Sau khi kiến tánh, không có gì là không biết, không có gì là không thể. Vì sao? Vì thập pháp giới y chánh trang nghiêm là tự tánh hiện, là tự tánh sanh, là A lại da biến. Tánh thức đều là chính mình, lúc này ta thấu triệt tất cả, còn có gì mà ta không biết chứ. Cho nên ta ở trong sở hiện, sở sanh, sở biến mà học tập, đó là tri thức.

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Ngày 10 tháng 07 năm 2010
Địa điểm: : Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục - Hồng Kông
Biên Dịch: Hạnh Chơn
Giảo chánh:  Bình Minh

Đánh giá: 2 điểm/2 bình chọn

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Video mới hơn

Video cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây