TẬP 070, Chúng Ta Niệm Phật Có Phải Tu Định Hay không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, lần thứ 11, 2010

admin

3 năm trước

756 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo
[Lão Pháp Sư Tịnh Không]: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[TẬP 70]: Chúng Ta Niệm Phật Có Phải Tu Định Hay không?

phải. Khi ta niệm một câu Phật hiệu sẽ làm cho tâm mình định lại. Vì thế bất luận là khởi ý niện gì, thiện niệm cũng tốt, ác niệm cũng tốt, điều này không cần biết. Chỉ cần có ý niệm là tâm liền động, không phải tịnh. Ý niện dập tắt thì tâm liền tịnh. Bất kể chúng ta dùng phương pháp gì? Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta dùng phương pháp trì danh hiệu Phật. Điều này quý vị  phải biết, bất luận ý niệm nào trỗi dậy. Như cổ nhân dạy: không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Giác là gì? Là cần phải dập tắt ý niệm  đây là giác. Chúng ta là người niệm Phật, bất kể là khởi ý niệm nào, chỉ cần ý niệm vừa khởi, phải cảnh giác được rằng, ý niệm tôi đang sanh khởi. Ý niệm thứ hai phải đổi thành A Di Đà Phật, chỉ cho phép có một ý niệm duy nhất là A Di Đà Phật, chứ không cho  phép bất cứ tạp niệm nào xen vào. Đây gọi là biết niệm Phật, biết dụng công. Cứ không ngừng dùng câu A Di Đà Phật để đè bẹp tất cả những ý niệm. Cuối cùng câu A Di Đà Phật cũng không còn nữa là kiến tánh, nếu còn câu A Di Đà Phật, thì không thể nhìn thấy tánh được. Vì sao? Vì nó còn dao động, dù là một dao động nhỏ. Nhưng dao động này rất có trật tự, rất bình tĩnh, rất ôn hoà và rất có trật tự, chứ không phải lộn xộn.

Kiến tánh, tức chúng ta tu hành đã viên mãn rồi. Tuỳ theo ý niệm này của chúng ta, cũng chính là công phu thiền định. Tiểu định thì nhìn thấy tiểu bộ phận, đại định thì nhìn thấy được rộng lớn hơn. Cứu cánh viên mãn của định thì quí vị sẽ nhìn thấy được tất cả. Tuỳ theo công phu sâu hay cạn, mà cảnh giới của quí vị không giống nhau. Nhất định phải đến thậm thâm đại định. Đây chính là cảnh giới Đức Phật chứng được cứu cánh viên mãn.

Ta thấy Huệ Năng Đại Sư thường nói, đó mới là cứu cánh viên mãn. Cứu cánh viên mãn khi nào chứng được? Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: bậc sơ trụ Bồ Tát liền chứng đắc. Hoa Nghiêm là viên giáo, còn biệt giáo là bậc sơ địa Bồ Tát chứng đắc. Cảnh giới chứng đắc của các vị Bồ Tát này định công là giống nhau, nhưng trí huệ thì bất đồng.

Trí huệ của viên giáo cao, trí tuệ của biệt giáo kém hơn một. So sánh hai bên thì công phu giống nhau, nhưng trí huệ thì nông cạn bất đồng. Cho nên viên đốn căn tánh vô cùng đáng quý. Căn tánh cũng là trải qua thời gian rất dài huân tu mới thành tựu được. Tại sao tác dụng của định thù thắng như vậy? Các nhà khoa học hiện đại đều biết, sự tồn tại của không gian duy thứ xác thực là bất đồng. Từ trên lý luận mà nói, không gian duy thứ là vô hạn. Trước đây Hoàng Niệm lão nói với tôi, Ông ta học khoa học, trên Thế Giới khoa học chứng minh, ít nhất có mười một loại không gian duy thứ không giống nhau, điều này đã được chứng minh. Còn những điều chưa chứng thực trên lý luận là không có hạn lượng. Trong Phật pháp Đại Thừa chúng ta có thể lãnh hội được điều này.

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Ngày 27 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: : Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục - Hồng Kông
Chuyển ngữ: Tử Hà
Giảo chánh:  Bình Minh

Đánh giá: 1 điểm/1 bình chọn

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Video mới hơn

Video cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây