Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký
發起菩薩殊勝志樂經講記
Chủ giảng: Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Chỉnh lý: Cư sĩ Truyền Tịnh
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Chương 3: III. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC DỊCH GIẢ: NGÀI BỒ ĐỀ LƯU CHÍ

Vừa rồi, như đã giới thiệu, người phiên dịch kinh rất nhiều, chúng tôi không cần phải giới thiệu từng vị một, chúng tôi chỉ giới thiệu riêng mình vị tập đại thành[1] là ngài Bồ Đề Lưu Chí. “Bồ Đề Lưu Chí” (Bodhiruci) là dịch âm tiếng Phạn, “ở đây nói là Giác Ái”: phiên dịch thành tiếng Trung Quốc là Giác Ái. Bồ-Đề là Giác, Lưu Chí là Ái. “Người Nam Thiên Trúc”: lúc ấy, Ấn Độ được gọi là Thiên Trúc, Ngài là người Nam Ấn Độ. “Đến [Trung Hoa] vào thời Đường Võ Hậu”: Ngài đến Trung Quốc vào thời đại Võ Tắc Thiên. “Dịch Tam Tạng kinh”: Ngài là pháp sư dịch kinh.

“Sách Khai Nguyên Thích Giáo Lục quyển 9 ghi:” Thích Giáo Lục là mục lục kinh điển Phật giáo, trong mục lục có lời giới thiệu đơn giản cho mỗi kinh. “Sa-môn Bồ Đề Lưu Chí, vốn tên là Đạt Ma Lưu Chi”: Tên Ngài vốn là Đạt Ma Lưu Chi (Dharmaruci), Đạt-Ma là pháp, Lưu Chi nghĩa là “hy hữu”. Vì thế, Ngài vốn có tên là Pháp Hy Hữu. “Thiên Hậu đổi tên Ngài thành Bồ Đề Lưu Chí”: Thiên Hậu là Võ Tắc Thiên. Đại khái, bà Võ Tắc Thiên cho rằng ý nghĩa cái tên gốc của Ngài không hay, nên dốc tâm huyết ra, đổi tên cho Ngài, đổi thành Giác Ái. “Tiếng Đường là Giác Ái, người Nam Ấn Độ”. Tống Cao Tăng Truyện quyển 3 ghi: ‘Thích Bồ Đề Lưu Chí, người xứ Nam Thiên Trúc, thuộc dòng tịnh hạnh bà-la-môn, họ Ca-Diếp”. Nếu các vị muốn biết rõ chi tiết hơn một chút, hãy xem Tống Cao Tăng Truyện. Trong quyển 3 bộ Tống Cao Tăng Truyện có chép truyện Ngài.
 
---o0o---
 
/14
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây