TẬP 071, Chân Tâm Là Gì ?, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, lần thứ 11, 2010

admin

3 năm trước

996 lượt xem
 Thêm vào Playlist  Báo cáo

Chọn nội dung báo cáo

Không phát được
Nội dung không phù hợp
Nội dung vi phạm bản quyền
Lý do khác ( Kiểm duyệt lại Video)
Gửi báo cáo
[Lão Pháp Sư Tịnh Không]: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[TẬP 71]: Chân Tâm Là Gì? 

Trong Phật pháp gọi chân tâm là pháp tánh, đôi khi chúng ta gọi là tự tánh,  đó là thật. Nó là bản thể của muôn sự muôn vật, vạn vật đều do nó biến hiện ra, nó năng sanh năng hiện. A lại da năng biến. A lại da là vọng tâm, vọng tâm thì năng biến. Còn chân tâm năng hiện năng sanh. Vậy chân ngã là gì? Chân ngã là pháp thân.

Đạo Phật nói, Đức Phật có ba thân. Thứ nhất là pháp thân, pháp thân là chân ngã. Báo thân và ứng hóa thân không phải chân ngã, chân ngã là pháp thân.

Thiền Tông có câu: Bản lai diện mục khi cha mẹ chưa sanh. Đó là chân ngã. Đạo Phật có nói đến chân ngã. Tứ tịnh đức – thường lạc ngã tịnh. Trong tự tánh sẵn có thường lạc ngã tịnh. Ngã ở đây có nghĩa là gì? Có rất nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu có hai: là chủ tể và tự tại. Năng hiện năng sanh là chủ tể. Năng ẩn năng hiện là tự tại. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm với ta là một thể, đây là chân ngã.

Ai thừa nhận? Pháp thân Bồ Tát thừa nhận, vì sao? Bởi họ đã chứng được. Vì sao họ chứng được? Bởi lục căn đối với lục trần khởi tác dụng, các Ngài buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, nên các Ngài chứng được. Nếu chưa buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, là lục đạo phàm phu, hoàn toàn mê muội.

Trong Kinh Điển Đại Thừa Đức Phật dạy, buông bỏ chấp trước, nhưng còn khởi tâm động niệm, còn phân biệt, chỉ không chấp trước thôi. Không còn chấp trước tất cả pháp của thế và xuất thế gian, người này gọi là A La Hán, họ đã giác ngộ. Nhưng có sự khác biệt, bởi họ giác ngộ ít, thật sự giác ngộ. Giác ngộ rồi thì không còn lục đạo nữa. Bởi lục đạo là giả, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, giống như quí vị nằm mộng, trong mộng có lục đạo, khi tỉnh dậy không thấy có lục đạo nữa.  Tuy không có lục đạo, nhưng quí vị thấy được gì? Thấy được pháp giới tứ Thánh- Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, cảnh giới này hiện tiền. Như thế nghĩa là vẫn chưa thật sự tỉnh dậy, vẫn còn trong mộng. Nói cách khác, lục đạo là mộng trong mộng. Tỉnh dậy, pháp giới tứ Thánh hiện tiền.

Sao có pháp giới tứ Thánh? Vẫn còn mê. Từ sự khởi tâm động niệm phân biệt mà có. Khởi tâm động niệm là vô minh. Trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là vọng tưởng. Nếu buông bỏ được điều này, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, thì tứ Thánh cũng không còn. Tỉnh ngộ từ pháp giới tứ Thánh. Khi tỉnh ngộ rồi đó là pháp giới gì? Là nhất chân pháp giới. Đây là chân chứ không phải giả.

Định nghĩa chân giả trong đạo Phật, có biến hóa thì chẳng phải là chân, không còn thấy biến hóa nữa, ví dụ thân người, thân người này miên viễn không già, đây là chân, nếu mỗi năm một già đi, đó là giả chẳng phải chân. Lá cây này miên viên xanh, vĩnh viễn thường xanh, đây là chân. Có Thế Giới như vậy chăng? Có! Cõi thật báo trang nghiêm của chư Phật Bồ Tát, là như vậy. Con người ở cõi đó vĩnh viễn không già nua, hoa cỏ cây cối nơi đó vĩnh viễn thường xanh, không hề thay đổi. Vì sao? Bởi đó là tự tánh sở sanh sở hiện, không có A lại da. A lại  da sẽ biến đổi, nơi đó không có A lại da nên nó bất biến. Thế Giới đó thật sự vô lượng thọ chứ không giả đâu. Con người vô lượng thọ, hoa cỏ cây cối vô lượng thọ, sơn hà đại địa cũng vô lượng thọ, vĩnh viễn không bao giờ biến đổi. Cho nên chúng ta gọi nơi đó là nhất chân pháp giới.
 

Nam Mô A Di Đà Phật!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
淨土大經解演義
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Ngày 28 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: : Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục - Hồng Kông
Chuyển ngữ: Tử Hà
Giảo chánh:  Bình Minh

Đánh giá: 1 điểm/1 bình chọn

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Video mới hơn

Video cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây