Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 27: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 14 - Phần 1

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

 

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú

(Tập 14A-14B)

 

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 24 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

 

Các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già, chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại kinh khoa chú” trang thứ 162, bắt đầu xem từ hàng thứ 5, đây là đoạn sau cùng:

“Đại thánh thùy từ, đặc lưu thử kinh. Kinh vân: Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫnđặc lưu thử kinh chỉ trụ bách tuế.”[1]

“Ngã” ở đây là Phật Thích Ca Mâu Ni tự xưng. Pháp vận của Phật Thích Ca là 12.000 năm tròn đầy[2], khi mà Phật pháp ở cái thế gian này mất hết rồi thì Phật Thích Ca Mâu Ni dùng lòng từ bi vô tận, vẫn đem bộ kinh này lưu lại thêm 100 năm.

“Kỳ hữu chúng sanh, trực tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ.”[3]:

Bất kỳ người nào, vào thời gian này mà có thể gặp được bộ kinh này, gặp được câu danh hiệu này đều có thể được độ.

“Hựu, Pháp diệt tận Kinh trung, diệc cụ Kinh Vô Lượng Thọ tối hậu nhập diệt chi thuyết”[4]:

Ở trong “Kinh Pháp Diệt Tận” cũng là nói như vậy. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão:

“Kinh vân: Đương lai chi thế”:

Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói cái lời này là lúc Ngài còn tại thế. “Đương lai” tức là nói đời tương lai, cũng chính là nói vào cái thời đại Mạt pháp này. Thời đại Mạt pháp này rất dài, có đến 10.000 năm (ở phần sau này cũng nói đến). Tuổi thọ bình quân của con người chúng ta ngắn nhất là 10 tuổi, dài nhất là 8 vạn 4 ngàn tuổi. Từ 10 tuổi, cứ mỗi 100 năm tăng thêm 1 tuổi, tăng đến 8 vạn 4 ngàn tuổi, đây là tuổi thọ cao nhất của con người (đây gọi là Tăng kiếp). Lại từ 8 vạn 4 ngàn tuổi, cứ mỗi 100 năm lại giảm đi 1 tuổi, giảm đến 10 tuổi (đây gọi là Giảm kiếp). Cứ một vòng tăng giảm như vậy (một kiếp tăng và một kiếp giảm) gọi là một Tiểu kiếp. Đây là nói thọ mạng của cõi người ở trong Lục đạo nhân gian.

Chúng ta hiện tại đang ở trong thời Giảm Kiếp. Năm xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, tuổi thọ bình quân của con người là 100 tuổi, từ khi Thế Tôn nhập diệt đến nay, theo ghi chép của Trung Quốc là 3041 năm, cứ mỗi 100 năm giảm một tuổi, vậy 3000 năm đã qua là con người tuổi thọ đã giảm đi 30 tuổi rồi. Người hiện nay tuổi thọ bình quân là 70 tuổi. Trải qua 1.000 năm nữa thì tuổi thọ con người giảm xuống còn 60 tuổi, qua 2.000 năm nữa, tuổi thọ con người giảm xuống là 50 tuổi, cứ như vậy giảm đến tuổi thọ con người giảm còn 10 tuổi tức là trải qua 6.000 năm nữa. Vào lúc này pháp vận của Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn 3.000 năm nữa, bởi vì Mạt pháp sau này còn khoảng 9.000 năm nữa. Đến khi tuổi thọ con người 10 tuổi rồi là hết Kiếp Giảm, lại chuyển sang Kiếp Tăng, lại cứ 100 năm tăng 1 tuổi, pháp vận của Thế Tôn vẫn còn cho đến khi tăng lên đến 40 tuổi là hết 3.000 năm sau. Vào thời gian này, Phật pháp sẽ càng suy, càng về sau nữa thì càng suy, tuy là có thịnh suy, nhưng suy chắc chắn là lớn hơn nhiều so với thịnh. Chúng ta nhất định phải biết, lúc này cho dù ta có được lại thân người, cũng không dễ gì gặp được Phật pháp, thế cho nên Phật mới nói “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Đoạn sau cùng này nói:

“Kim ư Mạt thế, trược ác di thâm, chúng căn dũ liệt, nhân thọ thập tuế, cấu trọng, chướng thâm”[5]:

“Cấu” là ô nhiễm, “chướng” là nghiệp chướng. Ô nhiễm càng ngày càng nghiêm trọng, nghiệp chướng càng ngày càng sâu dầy.

“Ư tư, ác lãng thao thiên, độc diệm biến địa chi tế, Thế Tôn thùy từ, nhưng, đặc lưu thử kinh, dĩ tác từ hàng, dĩ giáng cam lộ. Thử chánh hiển bổn kinh hưng khởi chi thắng duyên, đặc danh pháp môn chi diệu dụng. Phật ân thâm trọng, phấn thân nan báo.”[6]

 Những câu này của Niệm lão từng câu đều là chân thật. Dưới đây chúng ta xem nguyên văn từng câu của chú giải:

“Thử chánh hiển bổn kinh hưng khởi chi thắng duyên”:

Tất cả Chư Phật Như Lai đều cùng một cái nguyện vọng là hy vọng khắp pháp giới, hư không giới, đặc biệt là chúng sanh lục đạo ở trong tất cả cõi nước chư Phật thành tựu viên mãn Phật đạo càng sớm càng tốt. Lục đạo là khổ nhất nên hy vọng có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi càng sớm càng tốt. Sự việc này A-Di-Đà Phật  đã dẫn đầu rồi. Tất cả chư Phật cùng đều có cái nguyện này hoặc có thể chưa có phát ra, hoặc tuy có phát ra nhưng chưa có phương tiện thiện xảo, mà chỉ có A-Di-Đà Phật, ngài phát ra rồi, ngài làm quả thật là quá xảo diệu. Những sự việc này ở trong phần sau kinh văn chúng ta có thể học đến, đó chính là sự diệu dụng của pháp môn trì danh.

Chúng ta phải có định tâm, phải có trí huệ. Có trí tuệ quan sát, khiến chúng ta sinh ra tín tâm, nguyện tâm. Không có định thì không có huệ, không có giới thì cũng không có định, do giới được định, do định khai huệ. Nếu có Giới Định Tuệ rồi lại gặp được cái pháp môn này thì ai ai cũng có thể thành tựu, đây là sự diệu dụng của pháp môn trì danh. Cho nên Giới-Định-Huệ tam học chúng ta phải coi trọng. Vậy chúng ta có cần phải học giới hay không? Cần! Có cần đi học “tạng luật” hay không? Không cần thiết. Chúng ta chỉ cần đem giới luật cơ bản làm được là được rồi.

Giới luật cơ bản là gì vậy? Sự kỳ vọng của tôi đối với đồng tu Tịnh tông chúng ta chính là 5 khoa mục: Thứ nhất là: Tam phước; Thứ hai là: Lục hòa, Thứ ba: Giới định tuệ tam học; Thứ tư là: Lục độ; Thứ năm là: 10 Đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ tát, đủ rồi.

Tịnh nghiệp tam phước là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, là gốc chính của giới luật.  

Điều thứ nhất:“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”:

“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” chúng ta thực hiện trong “Đệ Tử Quy”; “Từ tâm bất sát” thực hiện trong “Cảm ứng Thiên”; “Tu thập thiện nghiệp” thực hiện trong “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Ba loại kinh sách này, “Đệ Tử Quy”, “Cảm ứng Thiên”, “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo” là 3 cái gốc của Nho-Thích-Đạo. Phật nói vô cùng hay, 3 điều này là chánh nhân tịnh nghiệp của 3 đời chư Phật.  

Điều thứ hai: “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi”.

Điều thứ 3:“Phát tâm bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả”.

Bạn thấy trong 11 câu của tam phước này thì 10 câu phía trước là thành tựu bản thân, còn một câu sau cùng là phổ độ chúng sanh, là lợi tha. “Tự hành, hóa tha”, bản thân bạn chưa có thành tựu thì bạn không thể giúp đỡ người khác được, vì người khác sẽ không tin. Trong “Trì giới niệm Phật” thì đây chính là Trì giới.

Niệm Phật, bạn thật sự tin có thế giới Tây Phương Cực Lạc, thật sự tin có A-Di-Đà Phật. Bạn thật sự có tin, thật sự nguyện, một lòng chuyên niệm A-Di-Đà Phật thì quyết định được sanh thế giới Cực-lạc, chắc chắn gần gũi A-Di-Đà Phật. Đây là diệu dụng của pháp môn niệm Phật.

Dưới đây Niệm lão đã nêu cho chúng ta một cái ví dụ: Diệu dụng của pháp môn niệm Phật giống như thức ăn chứa đầy dinh dưỡng, sau khi chúng ta ăn rồi, thì đối với thân tâm được khỏe mạnh, thể lực dồi dào, có thể làm tăng thể lực khỏe mạnh cho người. Thức ăn chứa đầy dinh dưỡng chính là cái pháp môn này, chính là bộ kinh điển này, đặc biệt “bất khả tư nghì” chính là câu danh hiệu này.

“Phục như thù hiệu, thần nghiệm chi linh dược, năng dũ bất trị chi trầm kha”[7]:

Cái gọi là thuốc đặc hiệu chính là bệnh nặng như thế nào cũng có thể trị khỏi, có thể trị được tất cả chứng bệnh. Những ví dụ này thảy đều là dụ cho pháp môn Tịnh độ “tín, nguyện, trì, danh”.

“Phổ thí nhiêu ích”[8]:

“Nhiêu” là dồi dào, “ích” là lợi ích. Không phải là lợi ích thông thường, mà là lợi ích cao nhất, lợi ích đầy đủ nhất gọi là “nhiêu”.

“Cố vân: Đại tai diệu dụng, bất khả tư nghị dã”.[9] “Chí ư Mạt thế, trược ác di thâm, chúng căn dũ liệt, nhân thọ thập tuế”[10],

Tuổi thọ bình quân của chúng ta hiện nay là 70 tuổi, 1.000 năm sau chỉ còn là 60 tuổi, 2.000 năm sau là 50 tuổi, 3.000 năm sau là 40 tuổi, 4.000 năm sau là 30 tuổi, 5.000 năm sau là 20 tuổi, 6.000 năm chính là tiếp tục giảm xuống còn 10 tuổi, đây là giảm đến thấp nhất rồi. Quay trở lại sang kiếp tăng, 1.000 năm tiếp theo tuổi thọ con người là 20 tuổi, 1.000 năm tiếp nữa tuổi thọ con người là 30 tuổi, 1.000 năm tiếp nữa là thọ 40 tuổi, 1.000 năm tiếp nữa là thọ 50 tuổi, lúc này thì pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật hết rồi. Cho nên khi mà tuổi thọ con người chỉ còn 10 tuổi thì thời Mạt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni chưa có qua hết, vì Mạt pháp tính từ thời điểm hiện tại này còn đến khoảng 9.000 năm nữa. Đại khái đến Kiếp Tăng, vào lúc tuổi thọ con người 30-40 tuổi thì pháp vận của Phật Thích Ca đã mãn rồi. Vào lúc này thế gian không có Phật pháp nữa, còn Bồ-tát Di-Lặc vẫn chưa ra đời, vẫn còn một khoảng thời gian rất là lâu dài. Vậy khoảng thời gian này phải làm như thế nào đây?

Chúng ta đọc “Kinh Địa Tạng” thì biết, Thế Tôn đem cái sự việc hoằng pháp lợi sinh này ủy thác cho Bồ-tát Địa Tạng. Hay nói cách khác, Bồ-tát Địa Tạng là đại biểu, đại diện Phật. Bồ-tát Địa Tạng dùng phương pháp gì vậy? Dùng đạo hiếu. Nếu có thể hiếu thân tôn sư thì Phật pháp mới có thể thiết lập, vì Phật pháp không phải tôn giáo, Phật pháp là giáo dục, là dạy học, mà hiếu thân tôn sư là gốc rễ của văn hóa, là cơ sở của dạy học, điều này chúng ta không thể không biết.

Nhìn thấy những chân tướng sự thật này, chúng ta cần phải hạ quyết tâm quyết định không được phép từ bỏ cơ hội lần này. Chúng ta phải biết, trong đời quá khứ chúng ta đã từng gặp được cái pháp môn này không chỉ một lần, cho nên chúng ta ngày nay có thể gặp được, hơn nữa gặp được rồi rất là vui vẻ, rất là hoan hỷ. Nhưng cái tâm vui vẻ hoan hỷ này vẫn không đủ. Tại sao vậy? Vì bạn vẫn chưa  thật sự buông xả triệt để, một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, cái điều này bạn vẫn chưa làm được. Đây chính là thiện căn, phước đức, nhân duyên có, mà không đủ.

Thế thì phải làm như thế nào đây? Tăng cường thêm. Tăng cường có được không vậy? Được! Dùi mài mãi không thôi, bạn thật sự phải làm được, phải tranh thủ từng giây từng phút. Ta tuyệt đối không thể để thời gian luống qua, mỗi một giây đều là A-Di-Đà Phật.

“Tranh” ở đây là gì vậy? Là tranh thủ ngay đời này phải thành tựu. Còn nghĩ việc khác, còn làm việc khác, thì quên hết A-Di-Đà Phật rồi, đó chính là tạo nghiệp luân hồi. Bạn phải tranh thủ, cũng giống như lão Hòa thượng Hải Hiền vậy, bất luận là bạn làm việc gì trong tâm toàn là A-Di-Đà Phật, toàn là Phật hiệu đó chính là niệm niệm đều là công đức, tích lũy công đức. Khi làm việc là có lúc phải dụng tâm, có lúc phải dùng sức, khi bạn dùng sức không cản trở niệm Phật, niệm Phật cùng với làm việc không có cản trở nhau, còn khi dụng tâm thì có cản trở, nên khi dụng tâm thì bạn ngưng Phật hiệu lại, để trọn vẹn làm việc cho tốt. Sau khi làm tốt rồi, thì buông “sự” ra, lập tức đề khởi Phật hiệu, cần tập thành thói quen này. Tốt nhất là phương diện “sự” này càng ít càng tốt, tùy duyên không phan duyên, vậy là tốt. Tóm lại phải dành thời gian ra để niệm Phật, vậy thì đúng.

Lời kết cuối cùng:

“Chí ư Mạt thế”[11]: Hiện nay đang là thời kỳ Mạt pháp, Mạt pháp đã qua 1.000 năm rồi, hiện tại là đã đang bắt đầu cái ngàn năm thứ 2.

“Trược ác di thâm”[12]: “Trược” là ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng. “Ác” là tạo ác nghiệp, thập ác. Chúng ta hày bình tĩnh mà quan sát cái thế gian này, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, hai lời, thêu dệt, ác khẩu, tham, sân, si, mạn, trên cái địa cầu này nơi nào cũng là vậy, kết quả là mang đến tai nạn nghiêm trọng. Quả thật đúng như lời Niệm lão nói:

“Ác lãng thao thiên, độc diệm biến địa”[13]: 8 chữ này chính là nói khi tai nạn lớn xuất hiện, thì vào lúc này:

“Thế Tôn thùy từ, nhưng, đặc lưu thử pháp, dĩ tác từ hàng, dĩ giáng cam lồ. Phật ân thâm trọng, phấn thân nan báo”[14]

Vậy phải làm thế nào để báo ân Phật, đó chính là “Tín, nguyện, trì, danh”, vãng sanh Tịnh độ, gần gũi A Di-Đà Phật, vậy mới là báo ơn Phật. Cũng chính là báo chung cho 4 ơn: Báo ơn Phật, báo ơn cha mẹ tổ tiên, báo ơn quốc gia, báo ơn chúng sanh, thảy đều báo rồi. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ nếu không phát nguyện sanh Tịnh độ là quá đỗi sai lầm rồi. Chúng ta học phần Giáo khởi nhân duyên tới đây.

Khái yếu đoạn thứ 2:

“Nhị: Bổn kinh thể tánh”[15]

Thể tánh của bổn kinh, cũng chính là nói Phật thuyết bộ kinh này, lý luận căn cứ là gì? Nếu như không có căn cứ lý luận thì chúng ta sao có thể tin được đây. Cho nên sau khi dạy khởi nhân duyên, Niệm lão vì chúng ta nói rõ thể tánh của bản kinh. Đoạn thứ nhất:

 “Nhất thiết đại thừa kinh điển, giai dĩ thực tướng vi thể”[16]:

Tất cả kinh Đại thừa, đều lấy thực tướng làm thể. Thực tướng là chân tướng, chân tướng của vũ trụ nhân sinh.  

“Thực tướng giả, chân thực chi tướng dã. Hựu, bình đẳng nhất tướng dã”[17]:

Thật Tướng là tướng chân thật, là chân tướng của vạn vật trong vũ trụ, cũng là một tướng bình đẳng. Dưới đây là nguyên văn của chú giải:

“Nhất thiết đại thừa kinh điển, giai dĩ thực tướng vi kinh chánh thể”[18]:

Hết thảy kinh điển Đại Thừa đều lấy Thật Tướng làm chánh thể của kinh. Kinh Đại thừa đều là lưu xuất ra từ trong chân tướng tự tánh.

“Cổ đức vân: Chư Đại thừa kinh giai dĩ nhất thực tướng vi ấn”[19]:

“Ấn” này chính là ấn chứng. Ấn chứng là chứng minh nó là chân thật. Cái gì gọi là thực tướng? Thật Tướng là tướng chân thật, là chân tướng của vạn vật trong vũ trụ[20]

Chân tướng vũ trụ nhân sinh tất cả muôn sự muôn vật là gì vậy? Ở đây đã tiết lộ cho chúng ta một chút tin tức rồi, là bình đẳng nhất tướng. Tại sao vậy? Nó là lưu xuất ra từ trong tự tánh. Tự tánh chính là trong đề kinh chúng ta gọi là “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Tự tánh là chân tâm, chân tâm là thanh tịnh, chân tâm là bình đẳng, chân tâm là giác chứ không mê. Chúng ta xem đoạn thứ nhất dưới đây đều là nói thực tướng. Phật ở trong kinh Kim Cang nói:

“Thực tướng vô tướng, ly nhất thiết hư vọng tướng, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.”[21]

Đây là nói từ trên thể, thực tướng không tướng, cho nên gọi nó là không. Cái không này không phải “không ngoan”, ngoan không là không có gì, không thể nói là không có gì. Tại sao vậy? Vì nó có thể hiện tướng, gặp được duyên nói liền có thể hiện tướng.

“Diệc vô bất tướng, tướng nhi vô tướng, danh vi Thật Tướng”[22]:

“Vô bất tướng” chính là có tướng. Tướng mà vô tướng, vô tướng mà có tướng, đây gọi là thực tướng, đây là chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật hoàn toàn không thể được, bởi vì tâm tánh không có hiện tượng vật chất, cũng không có hiện tượng tinh thần.

“Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”[23]:

Nó không có tâm tưởng, cho nên thực tướng không thể được, chúng ta không thể duyên đến được. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là 5 căn của chúng ta, cái mà năm căn của chúng ta nó duyên đến được là hiện tượng vật chất, chính là tướng phần của A-lại-da. Ở trong “tự tánh” không có A-lại-da, A-lại-da là giả, A-lại-da là từ trong tự tánh biến hiện ra, nên nó là vọng tâm, nó là tâm sinh diệt, còn tự tánh là bất sanh, bất diệt. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm đều là do A-lại-da biến hiện ra, nên “năng biến” (là A Lại Da) đã là sanh diệt, thì tướng “sở biến” (mười pháp giới y chánh trang nghiêm) đương nhiên cũng là sanh diệt. Cho nên trên Kinh Kim Cang nói phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”.

Vì “tự tánh” không có hiện tượng, nên 8 thức của chúng ta không thể duyên đến được, nhưng mà tự tánh nó thật sự tồn tại. Tự tánh không có sanh diệt, nhưng nó ẩn hiện. Khi không có duyên thì nó ẩn, ẩn chính là vô tướng, không tất cả tướng, chính là “thực tướng vô tướng”. Khi có duyên, nó hiện, chính là chúng sanh có cảm nó liền có ứng, hiện ra tướng cho nên gọi là “vô bất tướng”, nó cái gì cũng hiện được, khi nó hiện chính là chúng ta ngày nay gọi là toàn vũ trụ, toàn bộ vũ trụ đều là do tự tánh biến hiện ra. Tự tánh hiện, không gọi là sanh, vì có sanh thì có diệt, mà gọi là hiện, gọi là ẩn. Ẩn, hiện không phải sanh diệt. “Hiện” không phải là sanh, “ẩn” không phải là diệt. Ở trong Đại thừa giáo hai chữ “ẩn hiện” này chúng ta phải có khái niệm. Cho nên nói tướng mà vô tướng, cái tướng này là hiện. Từ trên hiện tượng bạn biết nó vô tướng, đây chính là thực tướng.

Tuy hiện tất cả tướng nhưng đều do A-lại-da biến ra, nó thảy đều là giả, nó không phải thật. Bạn quan sát tỉ mỉ, tất cả động vật đều có “sinh, lão bệnh, tử”, tất cả thực vật đều có “sinh, trụ, dị, diệt”, tất cả khoáng vật đều có “thành, trụ, hoại, không”, đây chính là pháp sinh diệt. Sinh lão bệnh tử là pháp sinh diệt; Sinh trụ dị diệt là pháp sinh diệt; Thành trụ hoại không vẫn là pháp sinh diệt, không có cái nào không phải là pháp sinh diệt.

Cái bất sanh bất diệt phải là cái do tự tánh khởi. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói: Pháp sanh diệt là duyên khởi, bất sanh bất diệt gọi là tánh khởi. Tánh khởi hiện tướng thì cái tướng đó bất sanh bất diệt. Cho nên bạn phải hiểu cái “năng hiện” đã là bất sanh bất diệt, thì cái “sở hiện” cũng bất sanh bất diệt.

Lục đạo luân hồi, mười pháp giới y chánh trang nghiêm là A-lại-da hiện, là A-lại-da biến ra, “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Chúng ta mười pháp giới, sáu cõi đều là tâm hiện, thức biến. Còn Thế giới Cực-lạc với chúng ta đây là khác nhau, nó là tâm hiện, nhưng không có thức biến. Mỗi người vãng sanh về thế giới Cực-lạc, tất cả đều chuyển “thức” thành “trí”. A-lại-da không còn nữa, không có thì biến thành trí huệ, A-lại-da thức liền biến thành “Đại viên cảnh trí”, Mạc-na thức biến thành “Bình đẳng tánh trí”, Ý thức là thức thứ 6 biến thành “Diệu quan sát trí”, còn 5 thức trước biến thành “Thành sở tác trí”, bất sanh bất diệt, có ẩn hiện, nhưng không có sanh diệt, khái niệm này chúng ta phải rõ ràng. Bất kể là chân hay là vọng, thảy đều không thể được, đây chính là thực tướng. Ở trong “thập pháp giới” không có pháp nào bạn có thể đạt được, cũng vậy “Nhất chân pháp giới” cũng không có pháp nào có thể đạt được. Cho nên không được có một ý nghĩ, nếu như bạn có một cái ý nghĩ “tôi thích nó, tôi muốn đạt được nó” thì là sai rồi, bạn hoàn toàn mê rồi. Đó chính là gì vậy? Một niệm bất giác mà có vô minh, đó chính là A-lại-da, có niệm là A-lại-da, vô niệm là trí huệ, vô niệm là Đại viên cảnh trí.

Cho nên tôi năm xưa khi mới học Phật, Đại sư Chương Gia đã dạy tôi nhìn thấu, buông xả. Buông xả cái gì? Buông xả vọng tưởng, buông xả phân biệt, buông xả chấp trước. Vọng tưởng là khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm là mê rồi, khởi tâm động niệm chính là A-lại-da, vừa niệm là khởi tâm động niệm rồi, A-lại-da đã hiện tiền rồi. Cái vừa niệm đó quý vị phải biết, là 1 phần 1.600 triệu của 1 giây, quá nhanh rồi, quá vi tế rồi, đây là khởi tâm động niệm rồi, đây gọi là vô thủy vô minh. A-lại-da đã xuất hiện rồi, vừa xuất hiện, không biết phải thời gian bao nhiêu kiếp bạn mới có thể trở về? Trở về chính là thành Phật, trở về hình dạng ban đầu của bạn, hình dạng ban đầu là Thường Tịch Quang, sáng suốt chiếu khắp. Thường Tịch Quang là trí huệ, là vô lượng quang, là vô lượng thọ, không phải vật chất, không phải tinh thần, cũng không phải hiện tượng tự nhiên, không có cách gì nói ra được. Chỉ có chứng mới biết, đây là chân tướng sự thật.

Phật là từ trong cái chân tướng sự thật này, vì chúng ta nói ra “Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ”, đây là Tỳ kheo Pháp Tạng ở trong nhân địa, từ bi trí tuệ vô tận, công đức vô lượng, thành tựu thế giới Tây phương Cực-lạc, y chánh trang nghiêm, là từ tự tánh biến hiện ra, giúp đỡ chúng ta ở trong cái hoàn cảnh này mà tu hành. Cái hoàn cảnh Tây Phương Cực Lạc này chính là Vô Lượng Thọ, còn chúng ta ở cái thế gian này tuổi thọ quá ngắn rồi, làm cái gì thời gian cũng không đủ, mọi thứ thiện không thể thiết lập vì thời gian không đủ. Vậy phải đổi đến thế giới Cực-Lạc, cái chướng ngại (là tuổi thọ quá ngắn) này không còn nữa, nên chúng ta lại là có thời gian, nên quyết định có thể thành tựu. Cái thế giới này của chúng ta chướng duyên nhiều, thế giới Cực-lạc không có chướng duyên, thế giới Cực-lạc thật sự là thuận buồm xuôi gió. Chúng ta xem tiếp đoạn này dưới đây:

“Thực tướng vô bất tướng, phi ngoan không dữ đoạn diệt”[24]

“Ngoan không” là gì vậy? Là không có gì cả, đây gọi là ngoan không. Tự tánh không phải vậy, tự tánh tuy không có tướng, nhưng gặp được duyên có thể hiện tướng. Chúng sanh có cảm cầu đến Phật, tự tánh liền hiện Phật, bạn cầu Bồ-tát, tự tánh liền hiện Bồ-tát, hiện thân thật sự hữu ích, hiện thân đến vì bạn thuyết pháp, giúp bạn giải quyết khó khăn, bạn hiểu rõ rồi, giác ngộ rồi, khó khăn của bạn hóa giải rồi, thì cái tướng này không thấy nữa. Vậy phải dùng tâm gì để cảm vậy? Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, liền hiện tiền ngay.

Bồ-tát Quán Thế Âm ngàn nơi cầu, ngàn nơi ứng, Bồ-tát Quán Âm phát cái đại nguyện này. Người cầu ngài rất nhiều, cảm ứng đặc biệt rõ rệt. Phật ở trong kinh này dạy chúng ta, nếu như chúng ta gặp phải cấp nạn, gặp phải sợ hãi, nhất tâm chuyên niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, thì Bồ-tát liền có thể đem nỗi kinh hoàng, sợ hãi của chúng ta hóa giải, đây là sự thật, không phải giả.

Lão hòa thượng Hải Hiền đã làm chứng minh cho chúng ta. Ngài vào năm 18 tuổi, trên đùi mọc một cái mụt độc. Mẫu thân của ngài cầu thầy tìm thuốc, nhưng thầy thuốc nào, thuốc gì cũng không thể trị khỏi. Ngài hiểu rõ rồi, đã nói một câu nói “thuốc hay khó trị bệnh oan nghiệt”. Ngài biết cái bệnh này là bệnh oan nghiệt, nên nói với mẹ của Ngài “mẹ không cần cầu thầy nữa, không cần tìm thuốc nữa”. Ngài một lòng một dạ niệm Bồ-tát Quán Âm, niệm được hơn một tháng, thì cái mụt ghẻ độc này tự nhiên liền khỏi rồi, không thuốc mà khỏi. Cho nên ngài đối với sự cảm ứng của Bồ-tát Quán Âm không có chút nghi ngờ nào cả.

Bất luận ở trong tình trạng nào bạn cầu Bồ-tát Quán Âm quyết định có cảm ứng. Chúng ta ngày nay cầu dường như không có cảm ứng. Vì sao vây? Không phải không có cảm ứng, mà là do cái tâm chúng ta cầu này không thanh tịnh, có tạp niệm, không phải tâm chân thành, cung kính cũng chưa đến mức, đây chính là chướng ngạiMuốn không có chướng ngại, bạn phải nhớ kỹ, chân thành, thanh tịnh, cung kính.

Bồ-tát Đại Thế Chí nói cho chúng ta biết, ngài nói hay vô cùng “ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật”[25]. Người niệm Phật cầu A-Di-Đà Phật, cầu cảm ứng với A-Di-Đà Phật, dùng phương pháp gì vậy? Dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, hằng ngày nhớ A-Di-Đà Phật, hằng ngày niệm A-Di-Đà Phật, thì A-Di-Đà Phật liền hiện thân cho bạn thấy ngay, là thật không phải giả. Người niệm Phật khi công phu đắc lực, nhất định đã từng thấy A-Di-Đà Phật, thấy Phật, Phật nhất định thọ ký cho bạn, Phật khích lệ bạn, cổ vũ bạn, bạn còn được thọ mạng bao nhiêu năm, ngài báo cho bạn biết, đến khi tuổi thọ của bạn kết thúc, ngài đến tiếp dẫn, đây chẳng phải giống như đã thọ ký rồi sao? Bạn biết được lúc sắp mạng chung quyết định được vãng sanh. A-Di-Đà Phật không có nói vọng ngữ, nhất định đến tiếp dẫn bạn, đây gọi là hiện tiền thấy Phật. Sau khi bạn vãng sanh đến thế giới Tây phương Cực-lạc rồi, thì đó chính là tương lai thấy Phật, “đương lai kiến Phật”. Hiện tiền là hiện tại thấy Phật. Có rất nhiều người thấy Phật ở trong mộng, thấy Phật ở trong định. Khi thấy Phật giống như mộng mà không phải mộng, vừa giống như nằm mộng, vừa không giống nằm mộng.

Người niệm Phật chân chánh ở trong một đời không chỉ một lần thấy Phật. Đại sư Huệ Viễn thấy Phật 4 lần, chúng ta có lý do tin rằng người 3-4 lần thấy Phật giống như ngài vậy đều là người niệm Phật chân chánh, họ ở trong một đời đều có thể có được thành tựu, không phải không thể.

Trong “Kinh Kim Cang” nói: “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”[26]. Chúng ta lại xem tiếp chú giải của Niệm lão:

“Hựu, thực tướng vô bất tướng, phi ngoan không dữ đoạn diệt, phi như quy mao, thố giác nhất thiết hư vô”[27]Lông rùa, sừng thỏ là thí dụ, vì rùa thì không có lông, thỏ thì không có sừng. Nói lông rùa sừng thỏ đây là chuyện hoàn toàn là hư vô.

“Kinh Kim Cang vân: Phàm sỡ hữu tướng giai thị hư vọng”[28]

Ý nghĩa của câu nói này khiến chúng ta đối với tất cả hiện tượng thảy đều buông xả, không nên chấp trước. Không những không chấp trước, cũng không nên phân biệt, không những không phân biệt, không nên khởi tâm động niệm về nó, vì thảy đều là hư vọng. Phàm cái gì có hình tướng là hư vọng, Phật dạy chúng ta, ngài nói là chân thực, tự tánh là có, không phải hư vọng, nhưng mà cũng không thể được. Tại sao vậy? Vì nó không có tướng! Có tướng là giả tướng, không có tướng là chân tướng, chân tướng không thể được, giả tướng cũng không thể được. Cho nên là giả, là thật, bạn đều không nên để ở trong tâm, nếu bạn để ở trong tâm là sai rồi. Cái này là pháp môn chung mà mọi người phải tu, thật sự là rất khó. Vậy thì phải làm sao ?

A-Di-Đà Phật mở ra cho chúng ta pháp môn đặc biệt “chỉ phương, lập tướng”: “Chỉ phương”, chính là phương hướng thế giới Tây phương Cực-lạc, “lập tướng” là nơi đó thật có thế giới Cực-lạc, thật có A-Di-Đà Phật. Cái ý này là nói “thực tướng vô tướng” khó, bạn không thể làm được nên “chỉ phương, lập tướng” cho bạn dễ dàng, ta có phương hướng nhất định, ta không phải mờ mịt, ta có mục tiêu nhất định, ta phải về thế giới Cực-lạc, thế giới Cực-lạc thật sự có, A-Di-Đà Phật thật sự có.

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây