Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 30: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 15 - Phần 2

Còn lão Hoà Thượng Hải Hiền không muốn làm phiền người khác, nửa đêm ra đi, khi mọi người đều ngủ nghỉ hết rồi. Sáng sớm ngày thứ 2 thức dậy, lão Hoà thượng đã đi rồi, không cần người trợ niệm. Tuy là lão Hoà thượng không có nói, nhưng ngài có ám thị “đi”. Buổi tối hôm Ngài ra đi, ban ngày thì sao? Ban ngày thì Ngài đang làm việc, từ sáng sớm làm đến tối, cả ngày không có ngơi nghỉ. Người bên cạnh khuyên ngài “Thời gian quá lâu rồi, phải nghỉ ngơi thôi”. Ngài nói thế nào vậy? “Tôi làm sắp xong rồi, làm xong rồi thì tôi sẽ không làm nữa”. Người khác nghe không hiểu, trong lời nói này có hai lời, “Tôi hiện tại làm xong rồi, liền đi, ngày mai thì tôi không làm nữa”, trong lời có lời. Người nghe thì không để ý, cho là lời nói bình thường, ngày hôm sau đi xem lão Hoà thượng thì tối hôm trước Ngài đã đi rồi, mới nghĩ đến những lời nói của ngày hôm qua, trong lời có lời, nói cho các vị biết sứ mạng biểu pháp của ngài đã viên mãn rồi. Sau cùng bỏ cây cuốc xuống, ở trước Phật đường lạy Phật niệm Phật. Trước giờ Ngài chưa từng đánh khánh, ngài lạy Phật niệm Phật trước giờ chưa từng đánh khánh, ngày hôm đó trên tay cầm cái khánh, vừa đánh khánh vừa lạy Phật niệm Phật. Cũng không có người chú ý đến, mọi người đang ngủ thì ngài vẫn đang lạy Phật, không biết lúc nào thì tiếng khánh không còn vang nữa, người đã đi rồi. Trong kinh này nói:

“Thụ cùng tam tế, hoành biến thập phương[60]:

Đây là nói tự tánh tự tánh có bao lớn? Siêu việt thời gian, siêu việt không gian. “Thập phương” là nói không gian “Tam tế” là nói ba đời quá khứ hiện tại vị lai, không ở ngoài tâm.

“Cực Lạc quốc độ phi tại tâm ngoại”[61]: Là chân tâm của chính mình biến hiện ra,

“Bách giới thiên như giai ngã bổn cụ”[62]:

Câu nói này chứng minh Lục Tổ Huệ Năng Đại sư, khi khai ngộ, câu thứ ba Ngài nói “Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”, chính là nói nơi đây vốn đủ, biến pháp giới hư không giới vạn sự vạn pháp đều là tự tánh vốn đủ. Chân thật như vậy “Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”. Tâm đến bao lớn? Còn lớn hơn so với hư không pháp giới.

Trên “Kinh Lăng Nghiêm” có một ví dụ, đem tâm so với hư không pháp giới, tâm lớn đến như vậy. Đem hư không pháp giới thí dụ là một đám mây, một đám mây trong không trung, biến pháp giới hư không giới lớn như thế nào? chính là đám mây này. Tâm là bao lớn vậy? Tâm là lớn như hư không vậy. Còn biến pháp giới hư không giới ở trong tự tánh thì giống như là đám mây ở trong thái hư không. Thế Tôn trên “Kinh Lăng Nghiêm” dùng cái thí dụ này, khiến cho chúng ta có một khái niệm đối với tâm, cùng pháp giới của tâm biến hiện ra.

“Tâm tịnh tắc Phật độ tịnh, độ tịnh tức ngã tâm tịnh”[63]:

Tâm tịnh thì Phật độ tịnh, độ tịnh thì tâm ta tịnh, có một pháp nào nằm ngoài tâm ta. Câu này nói được rất hay, chúng ta phải cố gắng ghi nhớ, tất cả pháp đều là tự tâm biến hiện ra, ngoài tâm không có một pháp nào có thể được. Chúng ta nói đến mối quan hệ luân lý, đây là trong Phật pháp đem mối quan hệ luân lý nói đến tột đỉnh, đến chỗ cứu cánh. Cả cái vũ trụ cùng ta có quan hệ gì? Là một thể. Ai biết được? Phật Bồ Tát biết được. Phật Bồ Tát biết được rồi, Phật Bồ Tát làm được rồi, nên từ bi của Phật Bồ Tát chính là lòng yêu thương, gọi là “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Các vị suy nghĩ hai câu nói này: “Vô  duyên” là không có điều kiện. Tại sao không có điều kiện ? Vì là một thể, còn có điều kiện gì chứ? “Bi” là thương xót, chúng sanh có khổ nạn nhất định phải giúp họ, cứu họ. Tại sao lại phải giúp họ, cứu họ? Vì họ cùng ta là một thể, họ khổ chính là ta khổ, họ vui chính là ta vui, chúng ta là một thể, nên vì họ trừ khổ ban vui, chính là vì chính mình trừ khổ ban vui, là một không phải hai, nói đến chổ cực điểm.

Nhà Nho nói cũng rất hay, nhưng không nói được rộng lớn như Phật đã nói, không nói được triệt để như vậy, không cứu cánh như vậy. Luân lý Trung Quốc nói năm loại quan hệ giữa người với người.

Phật pháp nói luân lý nói “Năng sanh vạn pháp, vạn pháp đồng một tâm tánh, vạn pháp đồng một tự thể, đồng một bản thể, vạn pháp chính là chính mình, không có một pháp nào là pháp ngoài tâm”, nói triệt để nói tận cùng. Cho nên tâm tịnh thì Phật độ tịnh, cõi tịnh thì tâm ta tịnh. Bạn xem thấy tâm ta cùng quan hệ báo độ cư trụ thì liền biết rõ rồi, có một pháp nào ở ngoài tâm ta chứ? Pháp thân Bồ Tát khẳng định rồi.

“Bổn kinh sở thuyên, trực hiển bổn tâm, toàn chương tự tánh. Đương tướng tức đạo, vô phi Thật Tướng”[64]:

“Sở thuyên”: Chính là giải thích, giải thích tường tận.

“Trực hiển bổn tâm, toàn chương tự tánh. Đương tướng tức đạo, vô phi Thật Tướng”[65]Mấy câu nói này là luân lý trong Đại Thừa Phật pháp.

“Đương tướng tức đạo”[66]: Đạo là thành Phật chi đạo. Cho nên tất cả hiện tượng trong mắt của người tu hành đều không phải thực tướng, đều là tự tánh.

“Như Di Đà Yếu Giải vân, Thật Tướng vô nhị, diệc vô bất nhị”[67]“Trong “Di Đà Yếu Giải” của Ngẫu Ích Đại sư nói rất hay: Thật Tướng không hai, mà cũng chẳng phải là không hai”. Thực tướng không hai, không hai chính là một, hai và không hai thảy thảy đều buông xả,

“Thị cố cử thể tác y, tác chánh, tác pháp, tác báo, tác tự, tác tha, nãi chí năng thuyết, sở thuyết, năng độ, sở độ, năng tín, sở tín, năng nguyện, sở nguyện, năng trì, sở trì, năng sanh, sở sanh, năng tán, sở tán, vô phi Thật Tướng chánh ấn chi sở ấn dã”[68]

“Thị cố cử thể tác y, tác chánh”[69]:

Đây chính là bản thể của tự tánh, là y báo của chúng ta, là chánh báo của chúng ta, Cực Lạc Thế Giới cũng vậy, thế giới này của chúng ta cũng như vậy. Nhưng mà thế giới này của chúng ta có phiền phức. Phiền phức đó là gì? A Lại Da, nó biết biến, đem tánh khởi lên (vốn dĩ là tánh khởi, cùng Tây Phương Cực Lạc Thế Giới hoàn toàn tương đồng). Hiện nay ở chỗ này đã xen tạp một cái vọng niệm, chính là vọng tưởng, hoặc gọi là vọng niệm, đem tánh khởi biến ra thành duyên khởi. Duyên khởi chính là thập pháp giới, chính là lục đạo, y chánh trang nghiêm trong lục đạo, thập pháp giới, tánh khởi lại thêm duyên khởi.

Hiện tại tu hành phải thế nào? Chúng ta đem duyên khởi buông xả, không cần nữa, tánh khởi liền hiện tiền. Tánh khởi chính là Cực Lạc Thế Giới, A Di Đà Phật tu thành rồi, là tự tánh của ngài đã biến hiện ra. Tự tánh của ngài cùng tự tánh của ta là một tự tánh không phải hai. Hay nói cách khác tự tánh của ngài biến hiện ra, cũng chính là tự tánh của ta biến hiện ra, là một không phải hai.

Cho nên Trung Phong thiền sư ở trong “Hệ niệm pháp sự” đã viết rất rõ ràng rất minh bạch, ngài nói A Di Đà Phật tức là tâm ta, tâm ta tức là A Di Đà Phật, đây là nói tự tâm của chính chúng ta cùng với A Di Đà Phật là một không phải hai. Lại nói:

Thử phương tức thị Tịnh Độ”:

Chính là Cực Lạc Thế Giới, Cực Lạc Thế Giới chính là “thử phương”. Đây là nói Y Báo, Y Chánh Trang Nghiêm, tự tha không hai. Ngay đến cả ý niệm không hai này cũng không có, chính là một sự việc, chân thật là một, không phải hai. Cho nên:

“Tác y, tác chánh, tác pháp, tác báo, tác tự, tác tha, nãi chí năng thuyết, sở thuyết, năng độ, sở độ, năng tín, sở tín, năng nguyện, sở nguyện, năng trì, sở trì, năng sanh, sở sanh, năng tán, sở tán”[70]:

Nói nhiều như vậy, nhưng Lục Tổ Huệ Năng đã nói một câu, chỉ có bốn chữ “Năng sanh vạn pháp”. Việc này nói nhiều như vậy, nhưng cùng câu nói “năng sanh vạn pháp” của Lục Tổ Huệ Năng hoàn toàn tương ưng. Năng sanh sở sanh là một không phải hai.

“Vô phi thực tướng, chánh ấn chi sở ấn dã”[71]: Đây là ví dụ, thực tướng giống như là con dấu, con dấu đã đóng mộc rồi thì có thể đáng tin, là chân thật không phải giả.

Trung Quốc từ xưa đến nay rất là xem trọng đối với ấn tín, nó là chứng minh thật giả, có ấn tín là thật, không có ấn tín không đáng tin,

“Do thượng khả kiến toàn kinh hốt luân tại nhất thực tướng trung”[72]:“Hốt luân” là hoàn toàn, hoàn toàn không có khiếm khuyết, ở ngay trong thực tướng,

“Cố vân dĩ Thực Tướng vi Thể Tánh dã”[73]Bộ kinh này mỗi câu mỗi chữ đều là thực tướng. Không luận là nói lý, không luận là nói sự, không luận là nói tự, không luận là nói tha, tất cả là một thể. Chúng ta lại xem tiếp đoạn kinh văn sau đây:

“Bổn kinh vân: Khai hóa hiển thị chân thực chi tế”[74] “Dục chuẩn quần minh, huệ dĩ chân thật chi lợi, trụ chân thật tuệ, dũng mãnh tinh tấn, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ”[75]

Đây là trên kinh văn viết. Ở đây xuất hiện ba cái chân thật, “Chân thật chi tế, Chân thật chi lợi, Trụ chân thật tuệ”. Chân thật trí huệ, ở trên một bộ kinh đầy đủ ba loại “chân thật” này không nhiều, chỉ có Viên Giáo Đại Thừa. Trong kinh điển Tiểu Thừa, trong bộ phận kinh điển Phương Đẳng không có ba cái chân thật này cùng để chung với nhau. Từ ba câu này hiển thị ra bộ kinh này “Bảo điển chân thật khai thị giáo hóa hiển thị chân thật chi tế[76].

“Chân thật chi tế”:

Chân thật chi tế là tự tánh, bộ kinh này dạy chúng ta minh tâm kiến tánh, đây không phải dạy chúng ta vãng sanh Tịnh Độ hay sao? Đúng! Vãng sanh Tịnh Độ chính là minh tâm kiến tánh. Nếu như bạn dụng công đắc pháp, ngay trong đời này thì có thể làm được. Còn dụng công không như pháp thì làm không được. Thế nào gọi là như pháp? Phải nghe lời, phải lão thật, phải thật làm.

Nghe lời Phật nói, nghe lời tổ sư, nghe lời thầy dạy. Lý luận khái niệm dạy học của Phật pháp là “nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Bạn đời này có phải là chuyên tu một môn hay không? Chuyên tu một môn thì bạn có thể được cái kết quả này. Chúng ta đã phạm phải những lỗi lầm, ngay một đời không chuyên công một môn. Khi còn trẻ, chúng ta đã chịu ảnh hưởng của cái thời đại này, cái thời đại này là thời đại khoa học văn minh, khoa học xuất hiện trên địa cầu này hơn 400 năm rồi, có ai mà không bị ảnh hưởng, nhất định là bị ảnh hưởng. Bị ảnh hưởng lớn nhất là cái gì? Không tin tưởng một môn thâm nhập, cho rằng “ta không học làm sao biết, nhất định phải học rộng, nghe nhiều, huống hồ Tứ hoằng thệ nguyện trên kinh Phật cũng còn dạy “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Đúng! Phật cũng dạy chúng ta học rộng. Phật nói không có sai, nhưng chúng ta giải thích thì sai, đọc hiểu sai. Bạn xem bốn câu tứ hoằng thệ nguyện:

Câu thứ nhất “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”: Đây là gì? Phát nguyện! Phát cái nguyện gì? Nguyện độ chúng sanh. Tốt! Cái nguyện này là một con đường, cũng chính là nói toàn tâm toàn ý vì chúng sanh phục vụ, không phải là ý nghĩa này hay sao? Tất cả chúng sanh tại vì sao phải vì họ phục vụ? Bởi vì là một thể, nên có cái nghĩa vụ này, phải vì họ phục vụ. Cũng như trên thân này của chúng ta, cái thân thể này là do tế bào tạo thành, khoa học gia nói với chúng ta, cơ thể đại khái do 60 triệu tế bào tạo thành. 60 triệu tế bào này là một thể, mỗi một tế bào, đều phải vì tất cả tế bào mà phục vụ, chính là cái ý này. Cho nên đây là phát nguyện. Nhưng phục vụ phải có trí tuệ, năng lực để phục vụ. Không có đức năng thì không thể phục vụ, cho nên việc đầu tiên phải tu dưỡng đức năng, đó chính là đoạn phiền não.

Câu thứ hai: “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”.

Phiền não chướng ngại trí tuệ, chướng ngại đức năng, nên phải đem phiền não đoạn trừ. Sau đó mới có thể học rộng nghe nhiều, nên điều ở phía sau này là:

Câu thứ 3: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.

Chúng ta hiện tại phiền não chưa đoạn, chưa đoạn làm sao có thể học pháp môn, phải đoạn phiền não thì mới có thể học pháp môn. Kỳ thật phiền não đoạn rồi thì không cần học pháp môn, pháp môn sẽ đều biết, họ tự nhiên liền thông đạt, “kỳ nghĩa tự kiến”[77].

Sau đó tự mình thành Phật đạo (Câu thứ 4: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”), có năng lực độ Thập Địa Bồ Tát, có năng lực độ Đẳng Giác Bồ Tát. Cái ý nghĩa này không thể đọc hiểu sai. Chúng ta hiện tại học pháp môn, học pháp môn là cái gì? Là vì đoạn phiền não. Muốn đoạn phiền não chỉ có một môn thì có thể đoạn, nhiều quá thì không thể đoạn, tạp quá rồi, phiền não chướng ngại tâm thanh tịnh, phiền não chướng ngại tâm bình đẳng. Chân tâm là thanh tịnh là bình đẳng. Phiền não chính là chướng ngại bạn thanh tịnh, chướng ngại bạn bình đẳng. Mục đích của đoạn phiền não là khôi phục thanh tịnh bình đẳng giác của chúng ta. Thanh tịnh bình đẳng chân thật thì tự nhiên liền giác. Cái đó chính là “nghĩa kia tự thấy”. Thấy được là những gì? Vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo. Trên tứ hoằng thệ nguyện đều có cả.

“Hựu, bổn kinh hữu năng lượng khai hóa hiển thị tự tánh”: Có cái công đức này có cái trí tuệ này, có thể cứu tất cả chúng sanh khổ nạn, khiến họ đạt được lợi ích chân thật.

“Huệ dĩ chân thật chi lợi”[78]:

Cái lợi ích chân thật nhất chính là tín, nguyện, trì, danh, là lợi ích chân thật nhất. Hải Hiền lão Hòa thượng vì chúng ta mà chứng minh, sư đệ của ngài (Hòa thượng Hải khánh) hơn 70 năm một câu Phật hiệu, còn ngài, chính mình 92 năm một câu Phật hiệu, tín nguyện trì danh. Ngài đạt được cái gì? Đạt được “Niệm Phật Tam Muội”, “Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”, sau cùng vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, thân cận A Di Đà Phật, một chút cũng không giả, chân thật lợi ích.

“Trụ chân thật huệ”:

Một ngày từ sớm đến tối không có niệm nào khác, chính là một câu A Di Đà Phật. Đây chính là “Trụ chân thật tuệ”, A Di Đà Phật là chân thực trí huệ, niệm lâu rồi tự nhiên được Tam Muội, tự nhiên “Đại triệt đại ngộ minh tâm kiến tánh”, khi ra đi đương nhiên là tự tại, làm gì cần đến người khác giúp đỡ. Cần người khác giúp đỡ thì không đáng tin lắm. Vì sao? Khi bạn lâm chung, người giúp đỡ cho bạn đang ở đâu? Bạn làm sao báo họ biết? Họ làm sao để biết được? Cho nên chân thật vãng sanh quyết định ở chính mình, nói đi thì đi, nói ở thì có thể ở, sanh tử tự tại.

“Dũng mãnh tinh tấn, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ”[79]:

Đây là nói Cực Lạc Thế Giới, Cực Lạc Thế Giới do Phật A Di Đà kiến tạo, chúng ta mỗi một người niệm Phật đều phải dốc hết sức lực để trang nghiêm Cực Lạc Thế Giới. Dùng lực gì? Tín, nguyện, trì danh chính là trang nghiêm Cực Lạc Thế Giới. Cực Lạc Thế Giới bạn có phần, hay nói cách khác Cực Lạc Thế Giới là quê hương, làm gì có đạo lý không thể trở về? Chúng ta cùng A Di Đà Phật là một thể, chúng ta vãng sanh, ngài đương nhiên đến tiếp dẫn. Cho nên:

“Thử tức bổn kinh chi sở khai thị giả dã, Di Đà Thế Tôn, nhiếp thử diệu pháp, tuyên thử diệu pháp giả, dục huệ dữ chúng sanh dĩ chân thực chi lợi. Thử tam chân thật, tức nhất tức tam”[80] 

Ba cái chân thật một mà ba, ba mà một.

“Phương tiện cứu cánh bất khả tư nghì. Cực lạc y chánh Tịnh độ pháp môn, cử thể thị chân thực chi tế”[81],

Y báo là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, chánh báo là A Di Đà Phật, chư Đại Bồ Tát, không gì không là chân thật chi tế. Chân thật chi tế chính là thực tướng, chính là tự tánh, không có một thứ gì mà không phải tự tánh biến hiện ra, là tánh khởi không phải duyên khởi, nên Tây phương Cực Lạc cùng với thế giới này chúng ta hoàn toàn không tương đồng, tánh khởi không sanh không diệt, tánh khởi thanh tịnh không có nhiễm ô. Đại sư Huệ Năng nói năm câu ấy[82] chính là tánh khởi. Ngài kiến tánh rồi, nhìn thấy quốc độ tánh khởi Y Chánh Trang Nghiêm tại thế giới Hoa Tạng, thế giới tánh khởi này của chúng ta, tại Tây Phương chỉnh thể đều là tánh khởi: cõi Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ, Thực Báo Trang Nghiêm Độ, Thường Tịch Quang Tịnh Độ toàn là tánh khởi, không có duyên khởi, trang nghiêm đến cùng cực. Chúng ta phải phát tâm đi, không thể không đi.

Bây giờ thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

 

Ghi chú:

  • Chữ viết đậm đứng: Nội dung của Tịnh độ đại kinh khoa chú
  • Chữ viết đậm nghiêng: Những lời trong các kinh phật
  • Chữ viết nghiêng: Các câu của tổ sư, đại đức, hội thoại, các câu việt dịch, hoặc các câu cần trích dẫn
  • Chữ viết gạch chân: Những điểm cần nên lưu ý
  • Các chú thích cuối trang không ghi danh người chuyển ngữ (“footnote”) là trích dẫn trong “Tịnh độ đại kinh giải diễn nghĩa” lần thứ 1- Năm 2010, chuyển ngữ “Bửu Quang Tự – Đệ tử Như Hòa”

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ - Email:[email protected]

Phát tâm cúng dường:Da giới Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - thành tâm cúng dường

 

 

 

HỒI HƯỚNG

 

Nguyên đem công đức này

Trang nghiêm cõi nước Phật

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có ai thấy nghe

Đều phát tâm bồ đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh về nước Cực Lạc

 

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

 

 

 

 

 

[1] Lại nữa, trong sách Yếu Giải, Ngẫu ích Đại sư nói: “Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa, chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, chẳng phải hương, chẳng phải vị, chẳng phải xúc, chẳng phải pháp”

[2] Chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, chẳng phải hương, chẳng phải vị, chẳng phải xúc, chẳng phải pháp,

[3] Chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng,

[4] Chẳng  dài, ngắn, vuông, tròn

[5] Chẳng  phải hương

[6] Chẳng  phải vị

[7] Chẳng phải xúc

[8] Chẳng phải pháp

[9] Tìm kiếm chẳng thể được, chẳng thể nói nó là không; tạo đủ bách giới thiên như, chẳng thể nói nó là có. Lìa hết thảy duyên lự, phân biệt, ngôn ngữ, tướng văn tự, nhưng duyên lự, phân biệt, ngôn ngữ, văn tự chẳng lìa điều này mà có riêng tự tánh được”

[10] Tìm kiếm không thể được

[11] Dùng tâm cầu là không thể có được

[12] “Mịch chi liễu bất khả đắc”

[13] Không thể nói không có

[14] Tạo đủ bách giới thiên như

[15] Duyên lự: Duyên cảnh, khởi phân biệt. Tám thức đều tự duyên cái cảnh “tướng phần” của mình, rồi khởi ra phân biệt (lự) (Duy Thức học và Nhân Minh Luận – Phật học PT - HT.Thích Thiện Hoa)

Tâm nhiễm ô sanh ra Năng kiến tướng (kiến phần) và Năng hiện tướng (tướng phần) rồi vọng sanh ra chấp thủ cảnh giới thuộc về Lục thô (1. Trí tướng (phân biệt); 2. Tương tục tướng (vọng niệm tương tục); 3. Chấp thủ tướng (chấp sự vật); 4. Kế danh tự tướng (chấp danh tự); 5. Khởi nghiệp tướng (tạo nghiệp); 6. Nghiệp hệ khổ tướng (thọ quả)), nên trái với tánh Chơn như bình đẳng (Duy Thức học và Nhân Minh Luận– Phật học PT-HT.Thích Thiện Hoa)

[16] Nhưng duyên lự, phân biệt, ngôn ngữ, văn tự chẳng lìa đây mà có riêng tự tánh được

[17] Lấy vàng dụ cho thực tướng, lấy vàng làm tháp, làm tượng Phật, làm bình, làm chén, làm xuyến, làm vòng (xuyến vòng là trang sức đeo ở trên cổ, trên tay). Mỗi cái hiện ra một tướng khác biệt, nhưng thảy là làm bằng vàng cả, nhưng tướng khác nhau (Tịnh độ Đại Kinh khoa chú – Tập 14 A,14B)

[18] Do “lìa” nên vô tướng, do “tức” nên chẳng phải là không có tướng,

[19] Bất đắc dĩ miễn cưỡng gọi là Thật Tướng

[20] Có thể thấy Thật Tướng chính là tên gọi miễn cưỡng của một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta;

[21] Cái đạo có thể diễn tả sẽ chẳng phải là cái đạo thường hằng, cái tên có thể gọi ra thì chẳng phải là cái tên thường hằng

[22] Cưỡng danh gọi là tự tánh, (“cưỡng danh” là miễn cưỡng dùng danh từ này, chớ nên nghĩ là thật), thật tướng là cưỡng danh, cưỡng danh là tự tánh, bất đắc dĩ miễn cưỡng gọi là thật tướng. Nhị Tổ tìm tâm chẳng thể được, chính là ‘tâm đã an rồi’, nhưng chẳng thể nói “tâm” là không

[23] Ấy là vì lìa tứ cú, dứt bách phi, chẳng thể do suy lường, phân biệt mà hòng hiểu được.

[24] Chẳng thể do suy lường, phân biệt mà hòng hiểu được

[25] Linh minh đỗng triệt, trạm tịch thường hằng, riêng sáng vằng vặc, rạng ngời hư không, linh quang độc diệu, thoát sạch căn trần,

[26] Trọn khắp pháp giới

[27] “Trạm” là thanh tịnh, “tịch” là tịch diệt (bình đẳng)

[28] Vĩnh hằng, bất biến

[29] Riêng sáng vằng vặc

[30] Rạng ngời hư không

[31] Linh quang riêng chiếu, vượt thoát căn trần. Đây là đặc biệt nói với người tu hành, người tu hành hãy nên làm như thế? “Linh quang độc diệu” là nói về trí huệ, trí huệ viên mãn. Trí huệ viên mãn do đâu mà có? Buông căn trần xuống, trí huệ và đức tướng trong tự tánh thảy đều hiện ra,

[32] Vì thế, Liên Trì đại sư ca ngợi: “Lớn thay chân thể! Chẳng thể nghĩ bàn thì chỉ có mỗi tự tánh mà thôi”

[33] Lớn thay chân thể

[34]Chẳng thể nghĩ bàn

[35] Chỉ có mỗi tự tánh

[36] Trang nghiêm cõi Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu. Ba loại này thành tựu nguyện tâm trang nghiêm   phải nên biết (ba thứ thành tựu ấy là thành tựu trong Tây Phương Cực Lạc thế giới: Phật độ (cõi nước Phật) là y báo, Phật, Bồ Tát là chánh báo)

[37] Nói đại lược [thì ba thứ trang nghiêm ấy] đều gồm trong một pháp cú, một pháp cú là thanh tịnh cú (câu thanh tịnh), Thanh tịnh cú là “Pháp Thân vô vi, trí huệ chân thật”.

[38] Luận này đã hiển thị trực tiếp Nhất Chân pháp giới Sự Lý vô ngại, do chính từ Sự mà nhập Chân, ngay nơi Tướng chính là đạo. Các thứ y báo và chánh báo trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc, mỗi thứ đều là Pháp Thân vô vi trí huệ chân thật, mỗi mỗi chính là Thật Tướng. Vì thế nói: Kinh này lấy Thật Tướng làm Thể vậy.

[39] Tông chỉ của Thật Tướng đã được giảng thô thiển như trên đây.

[40] Còn như Thể Tánh của kinh này, cớ sao gọi là Thật Tướng?

[41] Tiếp đó còn nói rõ

[42] Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai

[43] Nói đại lược [thì ba thứ trang nghiêm ấy] đều gồm trong một pháp cú

[44]Một pháp cú là thanh tịnh cú (câu thanh tịnh), Thanh tịnh cú là “Pháp Thân vô vi, trí huệ chân thật”.

[45] Làm không được thì phải quay lại xét mình

[46] Tức 5 loại: “Phụ tử hữu thân, phu phụ hữu biệt, quân thần hữu nghĩa, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (cha con có quan hệ thân thiết, vợ chồng có trách nhiệm khác nhau, vua tôi có nghĩa, lớn nhỏ có tôn ty thứ tự, bạn bè giữ chữ tín)

[47] Ngũ thường: Là 5 chữ “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, đạo nghĩa thường hằng (vĩnh viễn chẳng thể thay đổi), đó là đạo.

[48] Tứ Duy: Là bốn chữ “Lễ, Nghĩa, Liêm Sỉ”, Bát Đức: Là tám chữ “Trung, Hiếu, Nhân, Ái,Ttín, Nghĩa, Hòa, Bình”.

[49] Luận này, đã hiển thị trực tiếp Nhất Chân pháp giới Sự Lý vô ngại,

[50] Do chính từ Sự mà nhập Chân, ngay nơi tướng chính là đạo

[51] “Do chính từ Sự mà nhập Chân, ngay nơi tướng chính là đạo”

[52] “Trong thế giới Cực Lạc các thứ y báo và chánh báo trang nghiêm, mỗi thứ đều là Pháp Thân vô vi trí huệ chân thật, mỗi mỗi chính là Thật Tướng. Vì thế nói: Kinh này lấy Thật Tướng làm Thể vậy

[53] Cừ Am Đại sư đời Minh nói: “Rừng quỳnh, ao ngọc”, hiển hiện trực tiếp nguồn tâm,

[54] Thọ lượng, quang minh, phô bày trọn vẹn tự tánh

[55] Rừng quỳnh, ao ngọc, thọ lượng, quang minh vốn là tướng của hết thảy các pháp, nên chúng đã hiển lộ trực tiếp nguồn tâm, phô bày trọn vẹn tự tánh thì có tướng nào để đạt được? Đấy chính là vô tướng mà chẳng phải là không có tướng, cái chánh thể tuy có tướng nhưng là vô tướng

[56]Vô tướng mà chẳng phải là không có tướng

[57] Ấy là vì tâm tánh của chúng ta lượng bằng pháp giới, linh minh đỗng triệt, trạm tịch thường hằng, theo chiều dọc cùng tận ba đời, theo chiều ngang trọn khắp mười phương. Cõi nước Cực Lạc chẳng phải ở ngoài tâm, bách giới thiên như ta đều sẵn đủ

[58] Ấy là vì tâm tánh của chúng ta lượng bằng pháp giới

[59] Tâm này là phật, tâm này làm Phật

[60] Theo chiều dọc cùng tận ba đời, theo chiều ngang trọn khắp mười phương

[61] Cõi nước Cực Lạc chẳng phải ở ngoài tâm

[62] Bách giới thiên như ta đều sẵn đủ

[63] Tâm tịnh ắt cõi Phật tịnh, cõi tịnh thì tâm ta tịnh

[64] Những điều được nói trong kinh này nhằm chỉ thẳng cái tâm, phô bày trọn vẹn tự tánh. Từ ngay nơi Tướng chính là Đạo, không gì chẳng phải là Thật Tướng

[65] Nhằm chỉ thẳng cái tâm, phô bày trọn vẹn tự tánh. Từ ngay nơi Tướng chính là Đạo, không gì chẳng phải là Thật Tướng

[66] Từ ngay nơi tướng chính là đạo

[67] Như sách Di Đà Yếu Giải nói: “Thật Tướng không hai, mà cũng chẳng phải là không hai”. “Vô nhị”: Không hai là nói theo Thể. “Diệc vô bất nhị”: Không phải là chẳng hai là nói theo tác dụng.

[68] Vì thế, dùng toàn bộ cái Thể để làm y báo, chánh báo, Pháp Thân, Báo Thân, làm tự, làm tha, cho đến người nói (Thích Ca Mâu Ni Phật), cái được nói (pháp được nói), người hóa độ (Phật), kẻ được hóa độ (chúng sanh), người tin tưởng, pháp được tin tưởng, người phát nguyện (hành nhân tu Tịnh Độ), điều được phát nguyện (nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc), người trì (hành nhân Tịnh Độ), pháp được trì (danh hiệu A Di Đà Phật), kẻ sanh về, cõi nước được sanh về, người khen ngợi, cái được khen ngợi (pháp môn Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật v.v...), không gì chẳng được Thật Tướng Chánh Ấn in vào. 

[69] Vì thế, dùng toàn bộ cái Thể để làm y báo, chánh báo

[70] Làm y báo, chánh báo, Pháp Thân, Báo Thân, làm tự, làm tha, cho đến người nói, cái được nói (pháp được nói), người hóa độ, kẻ được hóa độ, người tin tưởng, pháp được tin tưởng, người phát nguyện, điều được phát nguyện, người trì, pháp được trì, kẻ sanh về, cõi nước được sanh về, người khen ngợi, cái được khen ngợi 

 

[71] Không gì chẳng được Thật Tướng Chánh Ấn in vào. 

[72] Do những điều trên đây, có thể thấy toàn bộ bản kinh gồm trọn trong Thật

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây