Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 18: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 9 - Phần 2

Có rất nhiều đồng tu đến hỏi tôi, muốn phát tâm học giảng kinh. Vậy giảng kinh có chỗ nào tốt? Các vị tỉ mỉ quán sát. Bạn xem cả đời này của tôi, tôi nghe lời của lão sư, lão sư bảo tôi đi con đường giảng kinh, học giáo này, cả đời lưu lạc. Tôi ngay đến một cái chùa nhỏ ở thôn quê giống như pháp sư Hải Hiền tôi cũng không có, ngài còn có cái chùa nhỏ, tôi không có. Ngài còn có hơn 100 mẫu đất có thể trồng trọt, tôi ngay đến một tấc đất cũng không có. Mấy mươi năm lưu lạc bên ngoài, nơi nào mời giảng kinh thì đi đến nơi đó, giảng xong thì ra đi, không nơi để về. Nhưng vẫn không tệ, đó chính là có rất nhiều người mời tôi giảng kinh, tôi ở chỗ này giảng xong rồi, thì ở chỗ kia liền đến mời, vẫn còn. Vậy nếu như bạn không có người mời thì phải làm sao? Bạn có thể có những cái duyên phận này hay không? Duyên phận của tôi cũng rất đặc thù, tôi cảm thấy cả đời tôi Phật Bồ Tát an bày, tôi chính mình nghĩ không ra. Đó là một cơ duyên vô cùng ngẫu nhiên, tôi giúp lão sư Lý thành lập lớp giảng tòa đại chuyên Từ Quang. Cái giảng toà này rất thành công, ảnh hưởng ở Đài Loan rất lớn. Về sau pháp sư Đạo An thành lập ở Đài Bắc một giảng toà đại chuyên lại tìm tôi đến làm tổng chủ giảng. Tôi ở giảng toà này giảng bốn năm, một tuần lễ giảng một lần vào chủ nhật. Còn ngày lễ, ngày nghỉ thì ở chùa Tùng Sơn lão hoà thượng mở lớp, đại khái hai tuần đến ba tuần lễ, ông mời mấy vị pháp sư, tôi là một người trong số đó, học trò toàn là học trò lớp đại chuyên, cho nên tôi vào thời đại đó quen biết rất nhiều học trò của lớp đại chuyên, họ đều nghe qua bài giảng của tôi. Những học trò này sau khi tốt nghiệp rồi ra nước ngoài du học, học nghiệp sự nghiệp thành công, định cư ở nước ngoài. Đó là lý do mà tôi quen biết nhiều người như vậy, nên nhiều người như vậy họ mời tôi đi giảng kinh, không phải chùa miếu mời tôi, không phải cư sĩ tại gia mời tôi, không phải, mà do tốp học sinh này mời tôi. Mỗi một nơi mời dài nhất là giảng một tháng, ngắn nhất là ba ngày, năm ngày. Tôi có nhiều người mời đến như vậy, nếu không có người mời thì phải làm sao? Cái duyên này tôi tin tưởng Phật Bồ Tát an bài, không hề gián đoạn.

Thông thường người xuất gia đến đâu để tìm cái duyên phận này? Bạn học xong rồi, ai mời bạn giảng? Cái vấn đề này thật phiền phức. Hiện tại chúng ta đang khuyến khích, hy vọng tôn giáo quay về với giáo dục, quay về giáo dục thì phải mở trường học, vậy chúng ta học giảng kinh thì có đường để đi rồi, ta tương lai đến trường học để dạy học. Malaysia thành lập một Viện Hán học, bên trong là dạy cái gì? Dạy Nho-Thích-Đạo. Người xuất gia chúng ta học Phật kinh thì được rồi vì trong đó có cái khoá mục này, có Nho, có Phật, có Đạo, đây là Hán học. Xilanka bên đó thành lập Đại học Phật giáo nếu chúng ta chân thật học giảng kinh thì có nơi để dạy học rồi. Đại học Hồi Giáo Indonexia tích cực đang trù bị ban thành lập Viện Hán Học, Viện Hán Học này cũng là Nho-Thích-Đạo, vậy thì người xuất gia có thể đến nơi đó để học tập. Cái trường học này là quốc gia thành lập, đại học quốc lập nên có học vị, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trường học này khi tốt nghiệp ra lấy được học vị, hoặc có thể ở trong trường đại học dạy trung văn thông thường, họ có đường để đi. Còn nếu không có đường đi thì phải làm sao? Thì phải chờ đến lúc nào tôn giáo chân thật quay lại giáo dục, thì lúc đó sẽ cần đến nhân tài giảng kinh, nhân tài giảng kinh mới có chỗ đứng. Còn nếu không mà nói, sẽ không cần người giảng kinh.

Tôi giảng kinh là học với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung. Sau khi tôi thế phát xuất gia, hoà thượng ở chùa khuyên tôi buông bỏ giảng kinh dạy học, bảo tôi học làm kinh sám Phật sự, học làm pháp hội. Bảo tôi làm những thứ này, tôi không thể làm vì tôi phát tâm xuất gia không phải cái nguyện vọng này, nguyện vọng của tôi là thâm nhập kinh tạng, để có thể đem Phật pháp đại thừa giảng được rõ ràng tường tận, tôi là vì việc này, không vì thứ nào khác.

Ở trong chùa được một năm thì tôi không thể ở được nữa. Ở Đài Trung học kinh giáo là ở đạo tràng của cư sĩ, ở tại thư viện Từ Quang, đây là nói trước khi chưa xuất gia đã kết duyên với lão sư Lý. Sau khi học xong hơn phân nửa thời gian tôi đều ở giảng hải ngoại. Pháp duyên ở hải ngoại rất thù thắng, đời sống mọi người đều rất gian khổ, nên việc xây một đạo tràng, xây một Phật đường không dễ dàng. Các đồng tu mời tôi giảng kinh, mua cho tôi một tấm vé máy bay là được rồi, họ còn có thể làm được, còn xây một đạo tràng thì không làm được. Khi tôi ở hải ngoại thì ở nhà của đồng tu, bởi vì thời gian ngắn, dài nhất không vượt quá mười ngày cho nên có độ khó nhất định. Cái này chính là “phước mỏng, chướng sâu”, tôi xem thấy câu này cảm khái vô hạn. Cho nên chỉ có cách chính mình “Tín, nguyện, trì, danh”, chân thật niệm Phật thành tựu thì được.

“duy thử nhất môn, đản bằng tín nguyện trì danh, tiện năng công siêu luỹ kiếp, vãng sanh Cực Lạc, kính đăng bất thoái”[25],

Chỉ cậy vào một pháp môn này công liền có thể vượt trội bao kiếp, vãng sanh Cực Lạc, nhanh chóng chứng lên Bất Thối. Đây là lời thật, không phải lời giả.

“Nhược vô như thị vi diệu pháp môn, phàm phu hà năng độ thử sanh tử nghiệp hải, nhi đăng bỉ ngạn”[26]:

Cư sĩ tại gia tu hành, thật sự vãng sanh Cực lạc, tôi thấy qua, tôi nghe nói qua, nghe nói là thật không phải là giả, chí ít có mười mấy người, cho nên tôi tin tưởng, nhân sanh khổ đoạn. Như Lão Hoà Thượng Hải Hiền, ba người ở cái chùa nhỏ này thì dễ thành tựu.

Thế Giới Cực Lạc thật có, vãng sanh không khó. Hơn 40 năm về trước, vào lúc đó tôi cũng khoảng hơn 40 tuổi, dạy học ở Phật Quang Sơn. Phật Quang Sơn cái hương trấn này gọi là thôn Đại Thọ, cạnh bên là thôn Tướng Quân, thuộc về Đài Nam. Thôn Tướng Quân có một vị lão thái thái, niệm Phật ba năm đứng vãng sanh, tự tại mà ra đi, không hề nói với một người nào, vì nếu nói với người thì sẽ có quấy nhiễu, người ta sẽ luôn khuyên bạn “không nên đi vội, ở thêm vài năm nữa”, vậy thì cái phiền phức này liền đến. Vị lão thái thái này là người rất hiền lương, rất là từ bi, bà cũng không hiểu Phật pháp, xem Phật cũng như thần để cúng bái, không phân biệt thần, Phật. Nếu có rảnh thì bà đi thắp hương bái thần, bái Phật. Ba năm trước con trai bà cưới một người vợ, cô con dâu này hiểu được chút Phật pháp, khuyên mẹ chồng không nên đi khắp nơi bái lạy nữa, trong nhà thiết lập cho bà một Phật đường nhỏ, cúng dường Tây Phương Tam Thánh. Cô dạy bà khuyên bà chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh Độ, đem chỗ tốt của Thế Giới Cực Lạc nói cho bà nghe. Bà cụ này nghe hiểu, hoàn toàn tiếp nhận, không đi đâu nữa, chỉ ở nhà niệm Phật, lạy Phật ba năm. Hôm bà ra đi không nói trước, đây chính là trí tuệ, sức định. Bà đi vào buổi tối, vào lúc ăn cơm tối, bà nói với con trai, con dâu “mẹ cần phải tắm, các con cứ ăn cơm trước, không cần đợi mẹ”. Con trai con dâu rất hiếu thuận, đợi rất lâu mà không thấy bà ra, gọi bà không thấy trả lời, liền đến phòng bà xem qua thì thấy bà chân thật có đi tắm, vì có thay đổi quần áo mới. Sau đó vào Phật đường nhỏ xem thì thấy bà đích thực có thay y phục, mặc áo tràng đứng trước bàn Phật, trên tay cầm tràng hạt, gọi bà không trả lời, lại xem thì bà đi rồi, không nói với người nào.

Đây là người hàng xóm của lão thái thái chính mắt xem thấy. Người hàng xóm này lại làm công ở Phật Quang Sơn, làm công lâu dài ở Phật Quang Sơn, ông ấy đem việc của chính mình thấy nói ra cho chúng tôi nghe.   Chúng tôi nghe rồi rất cảm động, cũng giống như giảng cho chúng tôi nghe một bài vậy. Chính mắt ông xem thấy, ngàn vạn lần chính xác, không giả chút nào. Lão thái thái ra đi vô cùng an tường, ba năm thì thành công.

Chúng ta xem “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục”, xem “Vãng Sanh Truyện”, hơn phân nửa người đều là ba năm thì thành công. Vậy thì có phải họ sau ba năm thì thọ mạng đều đến chăng? Nếu nói như vậy thì không thông rồi.

Tôi năm xưa giảng kinh ở Đài Bắc là ở nhà của Hàn Quán Trưởng 17 năm. Nếu như không có hộ trì của gia đình bà thì con đường giảng kinh này của tôi sẽ không thông, mà là con đường chết rồi, vì nếu không có sự hộ trì của Hàn Quán Trưởng thì lúc đó tôi chỉ còn có hai con đường để lựa chọn: Một là buông bỏ giảng kinh để đi làm kinh sám Phật sự, con đường này trong các chùa hoan nghênh; Hai là hoàn tục. Tôi là đã đi đến nơi ngã ba đường này. Nhưng lúc đó Hàn Quán Trưởng cùng tiên sinh của bà là thính chúng của tôi, tôi đem việc khó khăn này của tôi nói cho bà nghe. Nghe rồi, vợ chồng bà, cả hai người trượng nghĩa, hộ trì cho tôi. Trong nhà của bà cũng có gian phòng trống làm một Phật đường nhỏ, bà thay tôi tìm nơi chốn để làm giảng đường, bà thay tôi tìm thính chúng. Thính chúng số người không nhiều, năm, ba, mười mấy người đều được, chỉ cần giảng kinh không gián đoạn thì liền có thể có người học. Bà giúp tôi làm cái việc này. Chúng tôi cùng nhau hợp tác 30 năm, 17 năm đầu là ở trong nhà bà, còn 13 năm sau chúng tôi có một cái thư viện nhỏ, vẫn chưa có cái tòa lầu lớn, một thư viện nhỏ ở Cảnh Mỹ. Đây chính là “phước mỏng, chướng sâu”, không giả chút nào. Tôi vẫn là Tam Bảo gia trì có những duyên phận này nên không hoàn toàn thoái tâm. Mãi đến hiện nay tôi mới quay về Hong-Kong, nhưng trước khi quay về mỗi năm tôi nhất định đến bên đây giảng kinh một tháng, ở Úc Châu giảng kinh cũng là một tháng, rồi Singapore, tôi ở những nơi này giảng kinh.

Đây là nói rõ ngày nay giảng kinh khó, giảng kinh không có đường đi vì không có thu nhập, không có người hoan nghênh bạn, thấy mặt đều rất khách khí, còn kinh sám Phật sự thì có thu nhập. Hong-Kong nơi này nhỏ, không cách gì tiếp đãi, cư trụ rất khó khăn, khổ cực vất vả bôn ba khắp nơi mấy mươi năm. Đến hiện tại mới có được một chỗ nhỏ này, tôi không muốn đi nữa, không muốn động nữa, tuổi tác lớn rồi, những hoạt động trên quốc tế thảy đều dừng lại, bao gồm tất cả hoạt động tôi đều không tham gia, chỉ còn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

Giảng kinh chúng tôi chỉ cần dùng cái phòng ghi hình nho nhỏ, dùng đường truyền, dùng truyền hình, cùng đồng tu đạo hữu khắp nơi. Vào lúc tôi giảng kinh đó thì họ khai mở kênh đài, chúng ta cùng nhau phân hưởng, chúng ta kỳ vọng chân thật có phát tâm mở lớp, chúng ta hoan hỉ tán thán, chúng ta cũng toàn tâm toàn lực giúp đỡ “đại học” này xây xong rồi tôi đến dạy một môn, chính là dạy “Kinh Vô Lượng Thọ”, còn các kinh khác tôi thảy đều buông xả. Một bộ kinh, một câu Phật hiệu, tôi chọn lấy một bổn là bổn hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư. Cái quyển này là chính tay lão sư Lý đưa cho tôi, nên tôi có nghĩa vụ, có sứ mạng hoằng dương cái quyển này, giới thiệu cùng với mọi người cái quyển này.

Sau khi gặp mặt lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, cùng thấy như nhau, chí đồng đạo hợp. Ông đem quyển chú giải thứ nhất này giao cho tôi, tôi có sứ mạng đem nó mở mang rộng lớn. Cho nên hiện tại tôi giảng kinh, thính chúng không ở trước mặt mà ở trước vi tính, ở trước máy truyền hình, tôi biết có rất nhiều người dù chúng ta không ở chung với nhau nhưng chúng ta ngày ngày gặp mặt. Cho nên tôi đem cái đĩa của Lão Hoà Thượng Hải Hiền, cùng một phần văn tự tư liệu của ngài giới thiệu cho mọi người. Hy vọng mọi người đem nó xem thành “Kinh Vô Lượng Thọ” để đọc. Đích thực chúng ta học kinh học cả một đời, nhưng lão Hòa thượng Hải Hiền, ngài đã làm một cái tổng kết cho chúng ta, ngài đem cái chúng ta đã giảng nói ứng dụng toàn bộ vào thực tiễn, học tập và vận dụng thực tế. Ngài tuy là không biết chữ nhưng nếu chúng ta đem quyển kinh này đọc cho ngài nghe, ngài hoàn toàn có thể lý giải, ngài không có chút chướng ngại. Con người này là tấm gương cho chúng ta, con người này thị hiện để chúng ta đối với pháp môn Tịnh Độ, đối với “tín, nguyện, trì, danh” cầu sanh Tịnh Độ, hoàn toàn khẳng định rồi, thừa nhận rồi, không còn có chút hoài nghi nào. Vậy chúng ta phải thật làm phải giống như ngài vậy, đó là trong tâm chỉ có một vị A Di Đà Phật, trong miệng chỉ có một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, tận hết khả năng ít nói chuyện nhất, “ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”.

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát dạy cho chúng ta chỉ cần:

“tín nguyện trì danh, công siêu luỹ kiếp, vãng sanh Cực Lạc, kính đăng bất thoái”[27]

Chùa Phật Lai có ba vị Bồ Tát là lão Hòa thượng Hải Khánh, Hải Hiền và mẹ của lão hòa thượng Hải Hiền. Mẹ của ngài không phải là người thông thường, trước khi vãng sanh bà còn đích thân xuống nhà bếp, gói sủi cảo cho mọi người ăn. Sau khi ăn cơm xong, bà ngồi ở trên ghế xếp chân lại, nói với mọi người “ta đi đây!”,thì liền chân thật ra đi, tự tại như vậy, tuyệt đẹp đến như vậy. Lão Hoà Thượng Hải Hiền là một hiếu tử, vì lúc mẹ ngài vãng sanh, hoàn cảnh vô cùng khốn khó, nên an táng rất sơ sài. Lão Hòa thượng luôn cảm thấy có lỗi đối với mẫu thân, nên 8 năm sau hoàn cảnh tốt rồi ngài muốn cải táng cho mẹ. Khi khai quật mộ huyệt ra, không thấy người đâu, trong quan tài chỉ có mấy cây đinh dùng để đóng quan tài ở trong đó, không thấy người đâu. Chùa Phật Lai không phải có hai thánh mà ba thánh. Mẫu thân Ngài tuy là chưa xuất gia, nhưng công phu tu hành của bà người xuất gia cũng không bằng. Ở vào thời đại này, bà làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem, vậy chúng ta còn có thể không tin sao?

Ngày nay thật nếu không có pháp môn vi diệu như vầy, thì phàm phu chúng ta làm sao có thể thoát khỏi biển nghiệp sanh tử này mà đến được bờ giác, đây là việc mà phàm phu chúng ta không thể nào tự có thể làm được. Chúng ta xem thấy cái đĩa này, xem thấy văn tự báo cáo này mà có thể không động tâm sao? Nếu bạn chân thật có cảm động thì liền có hành vi, có hành động đi, ta thật làm, vạn duyên buông xả, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Thế Giới Cực Lạc chính là một đại sự ở ngay trước mắt chúng ta. Chính mình phải hạn định thời gian cho chính mình là bao lâu? Tôi tin tưởng một năm là đủ rồi, ngay trong một năm này chỉ có một nguyện cầu, chính là cầu thấy A Di Đà Phật.

Bồ Tát Đại Thế Chí nói được rất hay “ức Phật, niệm Phật, hiện tiền đương lai, nhất định thấy Phật”.Thấy được Phật, tâm liền định, còn chưa thấy được Phật tâm không thể định, thấy được Phật, tâm liền định. Thấy được Phật rồi thì phải thật không muốn ở cái thế gian này nữa, nếu còn có thọ mạng thì có thể đề nghị với Phật, “thọ mạng này con không cần, con muốn đi trước”, Phật rất từ bi. Người làm đến như vậy rất nhiều, rất nhiều, vô cùng nhiều, đều là thấy Phật rồi thì “xả thọ”, vãng sanh trước. Chúng ta cũng có thể làm đến được như vậy. Còn như có lưu lại thế gian này thì cũng là giống như Lão Hoà Thượng Hải Hiền, là Phật bảo ngài lưu lại, lưu lại làm cái gì? Làm biểu pháp, làm ra tấm gương cho người niệm Phật xem. Còn nếu không phải là sự việc này thì không có lý do nào khác để trụ thế, không có lý do.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến chỗ này, A Di Đà Phật.

Ghi chú:

  • Chữ viết nằm đứng: Nội dung của "Tịnh độ đại kinh khoa chú"
  • Chữ viết nằm nghiêng: Những lời trong các kinh Phật
  • Chữ viết nghiêng: Các câu của tổ sư, đại đức, hòa thượng, hoặc các câu cần trích đọan
  • Chữ viết gạch chân: Những niệm cần nên lưu ý
  • Các chú thích cuối trang không ghi danh người chuyển ngữ (“footnote”) lời trích dẫn trong “Tịnh độ đại kinh giải diễn nghĩa” lần thứ 1 - Năm 2010, chuyển ngữ “Bửu Quang Tự – Đệ tử Như Hòa”

 

 

 

[1] Thế Tôn xứng hợp bổn tánh, trao bày hết cả ra, chẳng có chút mảy may giấu diếm, nên gọi là Xứng Tánh

[2] Trao bầy hết cả ra

[3] Bàn luận xứng tánh đến cùng tột

[4] Đều do đây mà được độ thoát

[5] thật là bàn luận xứng tánh đến cùng tột,

[6] thích hợp khắp ba căn, thu gồm thánh lẫn phàm, là lấy ví dụ để nêu thì trên là Văn Thù, Phổ Hiền còn phát nguyện cầu sanh Cực lạc

[7] Thấu dưới như là kẻ Ngũ Nghịch, Thập ác, lúc lâm chung gặp được bạn lành dạy niệm Phật, mười niệm thành công, cũng sanh về cõi ấy

[8] Chúng sanh căn khí ngàn muôn sai khác; do vậy, đức Thế Tôn nói tám vạn bốn ngàn pháp môn để thích ứng rộng rãi các căn cơ

[9] điều gì tiếp xúc đầu tiên sẽ là chánh yếu

[10] trí huệ như Xá Lợi Phất, thần thông như Mục Kiền Liên, trong các đệ tử Thanh Văn của đức Phật, các Ngài đều được gọi là bậc nhất

[11] nhưng trong hội Hoa Nghiêm, các Ngài đều như mù, như điếc, huống hồ những kẻ kém hơn các Ngài. Vì thế nói: “Kẻ hạ căn trọn chẳng có phần”

[12] Còn như các giáo pháp Tiểu Giáo và Thỉ Giáo nhằm tiếp dẫn căn cơ quyền tiểu

[13]  tiếp dẫn các căn cơ quyền tiểu

[14] đối với thượng căn, sẽ phạm lỗi giáo pháp nông cạn mà căn cơ sâu xa, cũng chẳng phù hợp căn cơ

[15] chỉ có pháp môn trì danh Niệm Phật trong kinh này gồm thâu thánh lẫn phàm, lợi căn lẫn độn căn đều thích hợp

[16] Là nêu ví dụ để nói, trên là như Phổ Hiền, Văn Thù còn phát nguyện cầu sanh Cực lạc

[17] Nguyện khi tôi sắp mạng chung, trừ sạch hết thảy các chướng ngại, gặp mặt đức Phật A Di Đà, liền được vãng sanh cõi An Lạc

[18] Nguyện khi tôi mạng chung, diệt trừ các chướng ngại, gặp mặt A Di Đà, vãng sanh cõi An Lạc

[19] Lại như kinh này nói

[20] Thế giới này

[21] Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Trong thế giới này có bảy trăm hai mươi ức Bồ Tát đã từng cúng dường vô số chư Phật, gieo các cội đức, sẽ sanh về nước ấy

[22] Có thể thấy kinh này rộng thâu muôn loài, là thuốc A Già Đà thích hợp khắp ba căn có thể trị lành muôn bệnh

[23] Vì thế, kinh này nói: “Người gặp được kinh này, tùy theo sở nguyện đều có thể đắc độ”

[24] Thời Mạt pháp chúng sanh phước mỏng, nghiệp chướng sâu nặng

[25] Duy chỉ cậy vào một pháp môn này chỉ nhờ vào tín nguyện trì danh, công liền có thể vượt trội bao kiếp, vãng sanh Cực Lạc, nhanh chóng chứng lên Bất Thối

[26] Nếu không có pháp môn vi diệu như thế này, phàm phu làm sao có thể vượt khỏi biển nghiệp sanh tử này, vượt sang bờ kia

[27] tín nguyện trì danh, công liền có thể vượt trội bao kiếp, vãng sanh Cực Lạc, nhanh chóng chứng lên Bất Thối

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây