Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT

 

Chương 137: [THƯ 137]: Thư trả lời cư sĩ Mã Khế Tây (thư thứ năm)

Lúc niệm Phật, ai nấy hãy cốt sao thích hợp với mình. Nay niệm Phật đường trong các tùng lâm đều trước hết niệm kinh Di Đà, tụng kinh xong, niệm chú Vãng Sanh ba biến hoặc một biến, sau đó mới cử bài kệ tán Phật, niệm kệ xong, niệm tiếp“nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật”, liền vừa đi nhiễu vừa niệm. Phải đi nhiễu từ Đông qua Nam, qua Tây rồi lên Bắc. Đó là thuận chiều, là tùy hỷ. Nhiễu theo chiều thuận có công đức, Tây Vực coi trọng nhất là đi nhiễu quanh. Phương này (Trung Hoa) cũng thực hiện chuyện đi nhiễu cùng với lễ bái. Nếu đi từ Đông sang Bắc, đến Tây, đến Nam là đi nhiễu ngược chiều, có tội lỗi, chẳng thể không biết. Nhiễu niệm một nửa [thời gian] rồi ngồi niệm thầm ước chừng một khắc, lại niệm ra tiếng. Niệm xong lại quỳ niệm Phật mười tiếng, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mỗi danh hiệu ba lượt. Sau đó, niệm bài văn phát nguyện. Người tại gia sợ rằng thất nhỏ khó đi nhiễu thì đứng, quỳ, ngồi niệm, đều án theo tinh thần mà định, đúng là chẳng cần cậy người khác lập pháp tắc cho mình.

Niệm nhưng không niệm, vô niệm mà niệm, niệm đến lúc tương ứng thì tuy thường niệm Phật, nhưng trọn chẳng có tướng khởi tâm động niệm (trước lúc tương ứng, chẳng khởi tâm động niệm để niệm thì sẽ không có niệm). Tuy chẳng khởi tâm động niệm, nhưng một câu Phật hiệu thường luôn xưng niệm, hoặc ức niệm, vì thế nói “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”.Chớ hiểu “vô niệm”là không niệm, “vô niệm mà niệm”nghĩa là không có cái tướng khởi tâm động niệm để niệm, nhưng vẫn niệm niệm không gián đoạn, cảnh giới này thật chẳng dễ đạt được, chớ có hiểu sai! Pháp quán tưởng tuy hay, nhưng phải biết rõ tượng Phật ta thấy được vốn thuộc về duy tâm sở hiện. Nếu cho đó là cảnh bên ngoài sẽ rất có thể bị ma dựa phát cuồng, không thể không biết [điều này]. “Duy tâm sở hiện”là tuy những hình tướng ấy rành rành phân minh, nhưng quả thật chẳng phải là vật cụ thể. Nếu nghĩ là cảnh bên ngoài, coi nó là thật có thì liền thành ma cảnh. Nhắm mắt hay mở mắt cứ thuận tiện là được!

Kiêm trì thánh hiệu Quán Thế Âm đáng là pháp để nương tựa, hết thảy mọi người đều nên tu như thế. Lúc làm lụng chẳng thể “niệm đâu chú tâm vào đó”là vì chưa đạt đến cảnh giới nhất tâm bất loạn nên tâm không thể dùng vào hai việc cùng một lúc được, khó tránh khỏi bị gián đoạn. Nếu có thể thường giữ được sự giác chiếu thì không trở ngại gì. Con người ai nấy nên tuân thủ bổn phận, ông trên còn có bà nội, có cha mẹ, dưới có em nhỏ, vợ con, nhưng công việc cực nhàn, dễ dàng tu trì nhất, chẳng thể chân thật, khẩn thiết dụng công trong cảnh ấy lại vọng động mong muốn xuất gia tu hành. Nếu xuất gia thì ông có được cơ duyên tốt như thế để chuyên tâm tu đạo hay chăng? Ông chẳng biết xuất gia có công chuyện xuất gia, ai mà có thể việc gì cũng chẳng cần phải ngó ngàng tới? Ngay như Quang trọn chẳng có chuyện gì mà cũng gần như bận bịu quanh năm, chẳng rảnh rỗi để chuyên tâm niệm Phật, huống gì những người khác? Mong hãy tùy phận, tùy lực tu trì, chớ mong tưởng chuyện ngoài bổn phận thì may mắn lắm!

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ HAI- Phần thứ hai

/199
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây