Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT

 

Chương 75: [THƯ 75]: Trả lời thư cư sĩ X…

Dịch vốn do thánh nhân xem xét hình tượng rồi lập pháp nhằm dạy cho con người cái đạo làm sáng tỏ minh đức, tân dân[22], chứ chẳng phải chỉ nhằm để bói tốt xấu mà thôi! Người đời sau học đến, bỏ gốc theo ngọn, Dịch trở thành một nghề khéo, đáng buồn làm sao! Thử xem phần Đại Tượng của mỗi Quái (quẻ), lời lẽ thiết thực, tường tận, rõ ràng. Như quẻ Càn thì nói: “Thiên Hành Kiện, quân tử gắng sức không ngơi”. Quẻ Khôn thì là: “Địa Thế Khôn, quân tử dùng đức dầy để chở vật”.Từ những Đại Tượng của sáu mươi bốn quẻ[23], chép thành một bức, có thể dùng làm tiêu chuẩn để lập thân hành đạo. Do những điều ấy có thể kế tục quá khứ, mở mang tương lai, há phải đâu cứ khăng khăng biến Dịch thành một nghệ thuật đoán số mạng hòng cầu cơm áo mà thôi? Nếu thấy lời tôi chẳng đủ để thuyết phục, xin hãy thử đọc kỹ phần Đại Tượng của mỗi quẻ, ắt sẽ tự biết, huống hồ toàn văn của mỗi quẻ và toàn văn của cả bộ Dịch vậy! Dịch chính là cội nguồn của thánh đạo, vì thế Khổng Tử đọc kinh Dịch đến nỗi ba lần đứt lề sách, đến tuổi bảy mươi còn mong trời cho sống thêm vài năm để học Dịch hòng tránh được lỗi lớn. Tự gắng sức không ngơi, dùng đức dầy chở vật là như thế nào vậy? Xin hãy suy nghĩ cặn kẽ, sâu xa thì may mắn lắm thay!

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT- Phần thứ tư

/199
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây