Tìm kinh sách
 
        Kinh Sách FULL

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ NHẤT

 

Chương 162: [THƯ 162]: Thư trả lời hiệu trưởng Vạn An ở An Huy

Bốn câu của nhà trường quý vị: “Tận tánh học Phật, tận nhân luân học Khổng, Đạo học làm thể, khoa học làm Dụng”,quả thật là tông chỉ học đạo không thay đổi. Từ khi nhà Nho chú trọng cái học từ chương khiến cho pháp học đạo biến thành học nghề khéo, đau tiếc khôn xiết! Cái học mới mẻ ngày nay đa số bỏ gốc theo ngọn, nêu tông chỉ như nhà trường quý vị thật là ít thấy. Tận tánh học Phật thì mới có thể tận hết luân thường học Khổng. Tận hết luân thường học Khổng thì mới có thể tận tánh học Phật. Thử xem những bậc đại trung đại hiếu xưa nay cũng như những vị phát huy tâm pháp thánh hiền Nho Giáo, không một ai chẳng nghiên cứu sâu xa kinh điển nhà Phật, ngầm tu mật chứng.

Nho Giáo và Phật Giáo kết hợp lại thì cả hai cùng tốt đẹp, tách ra thì cả hai cùng bị thương tổn. Bởi lẽ trong cõi đời không một ai chẳng thuộc trong luân thường, cũng không một ai có thể vượt ngoài tâm tánh. Đầy đủ cả luân thường lẫn tâm tánh thì dùng “không làm các điều ác, vâng làm các điều thiện”của nhà Phật để giúp cho “khắc kỷ, giữ lễ, dứt lòng tà, giữ lòng thành, cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính”. Do vậy cha con, anh em v.v… dắt dìu nhau tận hết luân thường, tận hết tâm tánh để trừ khử phiền hoặc huyễn vọng, khôi phục Phật tánh sẵn có. Chẳng những Thể là một, mà Dụng cũng chẳng có hai! Đấy là sự thực!

Nói “Phật hóa Nho tông”chẳng qua chỉ nhằm biểu thị sự thật mà thôi, lẽ đâu chẳng thể được? Nhưng tại gia học Phật, ắt phải lấy tin sâu nhân quả, tận hết bổn phận, kiêng giết, cứu giúp sanh mạng, chí tâm niệm Phật làm cách tu trì quyết định chẳng thay đổi! Nói “tận hết bổn phận”chính là những điều từ, hiếu, nhường, kính v.v… Thế nhưng, cõi đời loạn lạc, nước thiếu người hiền, căn bản là do gia đình không khéo dạy dỗ mà ra! Nhưng giáo dục gia đình, trách nhiệm người mẹ càng nặng. Vì thế, Quang hay nói “dạy con là cái gốc để trị quốc, bình thiên hạ, nhưng dạy con gái lại càng trọng yếu hơn”là vì như vậy đó. Nếu thường đem điều này bảo cùng học trò ngõ hầu chúng nó cùng đem điều này đề xướng, chỉ dạy nhau, còn lo chi chẳng thấy cõi đời bình trị nữa!

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO
(Tăng Quảng Chánh Biên)
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
(trọn bộ - giảo duyệt hoàn tất ngày 26 tháng 11 năm 2006)
QUYỂN THỨ HAI- Phần thứ ba

/199
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây